Người được bảo hiểm tiền gửi có thể ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm đúng không?
Người được bảo hiểm tiền gửi có thể ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm đúng không?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 807/QĐ-BHTG năm 2016 quy định như sau:
Điều 8. Giấy tờ hợp lệ, hợp pháp để nhận tiền bảo hiểm
1. Khi nhận tiền bảo hiểm, người được bảo hiểm tiền gửi phải có các giấy tờ hợp pháp, hợp lệ sau:
a) Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với các khoản tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi (sổ tiền gửi) còn nguyên vẹn, rõ ràng, không bị rách nát hoặc chắp vá, không có dấu hiệu tẩy xóa hoặc giả mạo, cụ thể:
- Trường hợp gửi tiền tiết kiệm, người được bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm;
- Trường hợp mua giấy tờ có giá do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phát hành, người được bảo hiểm tiền gửi phải xuất trình chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu;
- Trường hợp gửi tiền dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi khác: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tiền gửi được bảo hiểm của người được bảo hiểm tiền gửi do tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi cấp.
b) Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật. Trường hợp không có giấy tờ tùy thân phải có xác nhận bằng văn bản (có ảnh đóng dấu giáp lai) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp người nhận tiền bảo hiểm từ sổ tiền gửi thuộc sở hữu chung của nhiều người, phải có văn bản thỏa thuận hợp pháp về việc phân chia số tiền bảo hiểm của các đồng chủ sở hữu hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về việc phân chia số tiền bảo hiểm; có sổ tiền gửi và giấy tờ tùy thân của mình theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm, người được ủy quyền phải có văn bản ủy quyền hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi; có sổ tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi và giấy tờ tùy thân của mình theo quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều này.
[...]
Như vậy, người được bảo hiểm tiền gửi có thể ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm.
Trường hợp ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm, người được ủy quyền phải có:
- Văn bản ủy quyền hợp pháp của người được bảo hiểm tiền gửi;
- Sổ tiền gửi của người được bảo hiểm tiền gửi;
- Và giấy tờ tùy thân của mình: Chứng minh nhân dân (Căn cước công dân) hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp không có giấy tờ tùy thân phải có xác nhận bằng văn bản (có ảnh đóng dấu giáp lai) của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Người được bảo hiểm tiền gửi có thể ủy quyền cho người khác nhận tiền bảo hiểm đúng không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm tiền gửi gồm những giấy tờ gì?
Theo Điều 5 Quy chế chi trả tiền gửi được bảo hiểm ban hành kèm theo Quyết định 807/QĐ-BHTG năm 2016 quy định hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm tiền gửi gồm:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm, tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi phải gửi hồ sơ đề nghị trả tiền bảo hiểm cho Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (theo phân cấp, ủy quyền quản lý tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam). Hồ sơ do người đại diện theo pháp luật của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi ký, bao gồm:
(1) Văn bản đề nghị trả tiền bảo hiểm (mẫu số 01/CtrBH);
(2) Danh sách người được bảo hiểm tiền gửi và số tiền bảo hiểm đề nghị chi trả tính đến ngày phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm (mẫu số 02/CtrBH). Đối với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có nhiều chi nhánh thì danh sách này được lập theo từng chi nhánh của tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi;
(3) Bản sao văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt hoặc văn bản chấm dứt áp dụng hoặc văn bản không áp dụng các biện pháp phục hồi khả năng thanh toán mà tổ chức tín dụng là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi vẫn lâm vào tình trạng phá sản hoặc văn bản xác định Chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền theo quy định tại Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-NHNN.
Văn bản và danh sách quy định tại (1), (2) được gửi đồng thời bằng văn bản và file điện tử theo quy định của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam.
Hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa tại tổ chức tín dụng là bao nhiêu?
Theo Điều 3 Quyết định 32/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều 3. Hạn mức trả tiền bảo hiểm
Số tiền tối đa tổ chức bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật Bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm là 125.000.000 đồng (một trăm hai mươi lăm triệu đồng).
Theo đó, hạn mức trả bảo hiểm tiền gửi tối đa cho người gửi tiền tiết kiệm tại các tổ chức tín dụng là 125 triệu đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?