Dàn ý dự thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 chi tiết?

Dàn ý dự thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 chi tiết? Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở là gì?

Lập dàn ý dự thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 chi tiết?

Ngày 19/9, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Lễ phát động cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024.

Đối tượng tham gia là công dân Việt Nam, có tác phẩm phù hợp với thể lệ của cuộc thi. Những thành viên tham gia Ban Tổ chức và Ban Giám khảo của cuộc thi không được gửi tác phẩm tham dự cuộc thi.

Có thể tham khảo Dàn ý dự thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 chi tiết dưới đây:

I. Mở bài:

* Giới thiệu chung:

Câu mở:

Một câu hỏi gợi mở: "Ai trong chúng ta cũng từng có một thời áo trắng, một mái trường thân yêu, và những người thầy, người cô đáng kính. Vậy, điều gì đã khiến mái trường và thầy cô trở nên đặc biệt trong ký ức của chúng ta?"

Một hình ảnh sinh động: "Mái trường như ngôi nhà thứ hai, ôm ấp bao kỷ niệm tuổi thơ. Tiếng trống trường vang lên, báo hiệu một ngày mới bắt đầu, cũng là lúc chúng ta lại được gặp thầy cô, bạn bè.

Giới thiệu vấn đề: Nêu rõ chủ đề của bài viết: Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường.

Luận điểm chính: Những kỷ niệm ấy đã để lại dấu ấn sâu sắc trong tâm hồn tôi, góp phần hình thành nên con người tôi ngày hôm nay.

II. Thân bài:

Kỷ niệm về thầy cô:

* Kỷ niệm về thầy cô trong những ngày đầu đến trường:

- Hình ảnh thầy cô chào đón các em học sinh mới.

- Cảm xúc của bản thân khi lần đầu tiên bước vào lớp học.

- Những bài học đầu tiên và những kỷ niệm đáng nhớ.

* Kỷ niệm về thầy cô trong quá trình học tập:

- Những giờ học thú vị, những câu chuyện hài hước của thầy cô.

- Sự giúp đỡ của thầy cô khi gặp khó khăn trong học tập.

- Những lời khuyên quý giá của thầy cô.

* Kỷ niệm về thầy cô trong các hoạt động ngoại khóa:

- Những buổi đi tham quan, dã ngoại cùng thầy cô.

- Các hoạt động văn nghệ, thể thao do thầy cô tổ chức.

- Những kỷ niệm vui vẻ bên bạn bè và thầy cô.

* Kỷ niệm về mái trường:

- Không gian trường học:

- Miêu tả vẻ đẹp của ngôi trường: sân trường, lớp học, thư viện,...

- Những góc nhỏ thân quen gắn liền với kỷ niệm.

* Hoạt động ngoại khóa:

- Các câu lạc bộ, đội nhóm từng tham gia.

- Những buổi lễ kỷ niệm, hội chợ,...

* Những mối quan hệ:

- Tình bạn đẹp với các bạn cùng lớp.

- Sự gắn kết giữa các lớp, các khối.

III. Kết bài:

Khẳng định lại ý nghĩa của những kỷ niệm:

- Những kỷ niệm về thầy cô và mái trường là tài sản quý giá của mỗi người.

- Những kỷ niệm ấy sẽ mãi khắc ghi trong tâm trí, là động lực để bản thân cố gắng hơn nữa trong cuộc sống.

Lời cảm ơn:

- Gửi lời cảm ơn đến thầy cô, mái trường và bạn bè.

- Chúc cho thầy cô luôn mạnh khỏe, hạnh phúc.

- Chúc cho mái trường ngày càng phát triển.

Lưu ý: Lập dàn ý dự thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 chi tiết chỉ mang tính chất tham khảo.

Dàn ý dự thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 chi tiết?

Dàn ý dự thi Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường 2024 chi tiết? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở là gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT quy định về nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở như sau:

Điều 6. Nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở
1. Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư này.
2. Khi bổ nhiệm giáo viên từ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16 tháng 9 năm 2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập (sau đây viết tắt là Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV) vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư này thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.
3. Không căn cứ vào trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng.

Như vậy, nguyên tắc bổ nhiệm theo chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở như sau:

- Việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp đối với giáo viên trung học cơ sở quy định tại Thông tư này phải căn cứ vào vị trí việc làm đang đảm nhận và bảo đảm đạt các tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5 và quy định tại Điều 7 Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

- Khi bổ nhiệm giáo viên từ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở công lập vào chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở theo quy định tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT thì không được kết hợp thăng hạng chức danh nghề nghiệp.

- Không căn cứ vào trình độ được đào tạo để bổ nhiệm vào hạng chức danh nghề nghiệp cao hơn hạng chức danh nghề nghiệp đã trúng tuyển đối với giáo viên trung học cơ sở mới được tuyển dụng.

Xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên THCS theo Công văn 5512 như thế nào?

Theo Tiểu mục 3 Mục 2 Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 hướng dẫn việc xây dựng kế hoạch giáo dục của giáo viên THCS được thực hiện như sau:

- Căn cứ vào Kế hoạch dạy học các môn học của tổ chuyên môn, giáo viên được phân công dạy học môn học ở các khối lớp xây dựng Kế hoạch giáo dục của giáo viên trong năm học (theo Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên tại Phụ lục 3);

Trên cơ sở đó xây dựng các Kế hoạch bài dạy (theo Khung kế hoạch bài dạy tại Phụ lục 4) để tổ chức dạy học.

- Không bắt buộc học sinh phải trang bị điện thoại di động để phục vụ học tập. Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại di động trong lớp học để hỗ trợ hoạt động học do giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học quyết định; được giáo viên hướng dẫn cụ thể trong các hoạt động đã được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy sao cho không yêu cầu tất cả học sinh phải có điện thoại để sử dụng và bảo đảm yêu cầu phù hợp với nội dung học tập.

Giáo viên thông báo cụ thể yêu cầu học sinh chỉ được sử dụng điện thoại như là một thiết bị hỗ trợ hoạt động học và những điều học sinh không được làm khi sử dụng điện thoại trên lớp, trong giờ học.

- Việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình tổ chức các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy thông qua các hình thức: hỏi - đáp, viết, thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập.

Đối với mỗi hình thức, khi đánh giá bằng điểm số phải thông báo trước cho học sinh về các tiêu chí đánh giá và định hướng cho học sinh tự học; chú trọng đánh giá bằng nhận xét quá trình và kết quả thực hiện của học sinh theo yêu cầu của câu hỏi, bài tập, bài thực hành, thí nghiệm, thuyết trình, sản phẩm học tập đã được nêu cụ thể trong Kế hoạch bài dạy.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào