Cảnh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì để được bổ nhiệm?
Cảnh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì để được bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về điều kiện bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp như sau:
Điều 10. Điều kiện bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp
1. Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư này và có đủ các điều kiện sau đây, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên cao cấp:
a) Đã là Cảnh sát viên trung cấp ít nhất 05 (năm) năm;
b) Có năng lực xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến lược về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật; tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp theo quy định của pháp luật hình sự;
c) Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
d) Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Cảnh sát viên trung cấp.
2. Trường hợp người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các điểm b, c, d khoản 1 Điều này, có thời gian làm công tác pháp luật từ 12 (mười hai) năm trở lên, căn cứ nhu cầu cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên cao cấp.
Như vậy, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP và có đủ các điều kiện sau đây để có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam:
- Đã là Cảnh sát viên trung cấp ít nhất 05 (năm) năm;
- Có năng lực xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thu thập, phân tích, đánh giá, dự báo, tham mưu xử trí cấp chiến lược về tình hình an ninh, an toàn, chủ quyền biển đảo, tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật;
- Tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp theo quy định của pháp luật hình sự;
- Có năng lực nghiên cứu, tổng hợp, tham mưu, đề xuất các biện pháp phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật;
- Có năng lực hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với Cảnh sát viên trung cấp.
Ngoài ra, người có đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP và các điểm b, c, d khoản 1 Điều 10 Thông tư 177/2019/TT-BQP, có thời gian làm công tác pháp luật từ 12 (mười hai) năm trở lên, căn cứ nhu cầu cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên cao cấp.
Cảnh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì để được bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Thông tư 177/2019/TT-BQP, thì trình tự, thủ tục bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:
Bước 1: Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
Bước 2: Cơ quan Thường trực của Hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
Bước 3: Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
Bước 4: Căn cứ vào kết quả cuộc họp xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
Bước 5: Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
Bước 6: Căn cứ kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 22 Thông tư 177/2019/TT-BQP thì hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên cao cấp của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những giấy tờ sau:
- Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
- Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đối với cá nhân được đề nghị bổ nhiệm;
- Danh sách cán bộ được đề nghị bổ nhiệm giữ chức danh Cảnh sát viên, Trinh sát viên;
- Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm có dán ảnh thẻ cỡ 4x6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
- Bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ có liên quan;
- Hai ảnh thẻ mặc cảnh phục mùa hè không đội mũ, cỡ 2 cm x 3 cm;
- Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?