Trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ

Trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ được quy định như thế nào? Xin chào Ban Biên tập. Tôi là Minh Vy, sống tại Bình Thuận. Nhờ ban biên tập giải đáp giúp tôi: Trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin cảm ơn.                

Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 20/2010/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 37/2009/NĐ-CP quy định các mục tiêu quan trọng về chính trị, kinh tế, ngoại giao, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức có liên quan do Bộ Công an ban hành thì nội dung này được quy định như sau:

Thủ trưởng cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 37/2009/NĐ-CP và có trách nhiệm sau:

1. Bảo vệ an ninh nội bộ, an toàn tài sản và trật tự bên trong mục tiêu; tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách, bán chuyên trách làm nhiệm vụ thường trực bảo vệ; xây dựng nội quy bảo vệ, nội quy phòng cháy và chữa cháy, quy định công tác bảo mật, phương án bảo vệ và cơ chế phối hợp với các lực lượng liên quan nhằm bảo vệ an toàn mục tiêu.

2. Xác định trụ sở chính cần bảo vệ, thông báo bằng văn bản đến Bộ Công an, Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tổ chức lực lượng Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ.

3. Phối hợp chặt chẽ với thủ trưởng đơn vị Cảnh sát nhân dân được phân công làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu thực hiện các hoạt động bảo vệ an toàn mục tiêu; định kỳ tháng, quý, 6 tháng, năm tổ chức họp giao ban giữa đơn vị Cảnh sát được phân công làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu và lực lượng bảo vệ của cơ quan về tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong và xung quanh mục tiêu, biện pháp phối hợp bảo vệ an toàn mục tiêu.

4. Xây dựng tường rào bảo vệ xung quanh mục tiêu, lắp đặt cổng, cửa và hệ thống chiếu sáng phục vụ công tác bảo vệ mục tiêu; căn cứ đặc điểm tình hình mục tiêu, yêu cầu công tác bảo đảm an ninh, an toàn mục tiêu và khả năng của cơ quan có mục tiêu bảo vệ để xây dựng công trình, trang bị, lắp đặt các thiết bị bảo vệ chống xâm nhập; hệ thống báo động, báo cháy tự động, camera quan sát, theo dõi và các thiết bị khác phục vụ công tác bảo vệ mục tiêu.

5. Bố trí đủ các điều kiện cần thiết sau đây để lực lượng Cảnh sát nhân dân triển khai thực hiện nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu (trừ các mục tiêu là trụ sở Đại sứ quán các nước tại Việt Nam, trụ sở cơ quan lãnh sự các nước tại Việt Nam, trụ sở cơ quan đại diện các tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam):

a) Xây dựng vọng gác và lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc cần thiết theo yêu cầu của công tác bảo vệ;

b) Có nơi bảo quản vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ;

c) Bố trí đủ diện tích nơi ở tối thiểu cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sĩ) theo quy định của Nhà nước; nơi ăn, nơi sinh hoạt thuận tiện cho cán bộ, chiến sĩ, có phòng họp và diện tích phục vụ sinh hoạt chung của đơn vị;

d) Tạo điều kiện hỗ trợ sinh hoạt, hoạt động văn hóa, thể thao cho cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ canh gác bảo vệ mục tiêu theo khả năng của cơ quan.

6. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, đề nghị cơ quan hữu quan bố trí doanh trại của đơn vị Cảnh sát làm nhiệm vụ vũ trang canh gác bảo vệ các mục tiêu là trụ sở Đại sứ quán, cơ quan lãnh sự các nước tại Việt Nam, trụ sở cơ quan đại diện tổ chức trực thuộc Liên hợp quốc tại Việt Nam; bảo đảm yêu cầu sau:

a) Đủ diện tích nơi ở tối thiểu cho cán bộ, chiến sĩ theo quy định của Nhà nước;

b) Có bếp ăn tập thể;

c) Có phòng họp và diện tích phục vụ sinh hoạt chung của đơn vị;

d) Có nơi bảo quản vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ.         

Trên đây là nội dung tư vấn về trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 20/2010/TT-BCA.

Trân trọng!          

Cảnh sát nhân dân
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát 141 là ai? Cảnh sát 141 có quyền gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm chuẩn Học viện Cảnh sát nhân dân của 2 năm gần nhất cập nhật đến năm 2024?
Hỏi đáp pháp luật
Giải quyết trường hợp mục tiêu không có trong danh mục nhưng đang được lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của cơ quan có mục tiêu được bố trí lực lượng Cảnh sát nhân dân vũ trang canh gác bảo vệ
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ của đơn vị Cảnh sát nhân dân được giao trách nhiệm vũ trang canh gác bảo vệ mục tiêu
Hỏi đáp pháp luật
Hàng đặc biệt do lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm vũ trang bảo vệ vận chuyển
Hỏi đáp pháp luật
Trưởng đoàn vận chuyển, Chỉ huy trưởng lực lượng Cảnh sát nhân dân bảo vệ, vận chuyển hàng đặc biệt
Hỏi đáp pháp luật
Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát nhân dân
Hỏi đáp pháp luật
Lực lượng Cảnh sát nhân dân có trách nhiệm bảo vệ vận chuyển những loại hàng nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát nhân dân
217 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát nhân dân
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào