Phạm nhân là gì? Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như thế nào?
Phạm nhân là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về định nghĩa phạm nhân như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người chấp hành án là người bị kết án, phải chịu hình phạt theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành.
2. Phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
3. Cơ sở giam giữ phạm nhân là nơi tổ chức quản lý, giam giữ và giáo dục cải tạo phạm nhân, bao gồm trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ
[...]
Như vậy, phạm nhân là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.
Phạm nhân là gì? Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của phạm nhân như sau:
Điều 27. Quyền và nghĩa vụ của phạm nhân
1. Phạm nhân có các quyền sau đây:
a) Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
b) Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi
[...]
Như vậy, quyền và nghĩa vụ của phạm nhân được quy định như sau:
(1) Phạm nhân có quyền
- Được bảo hộ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế theo quy định; gửi, nhận thư, nhận quà, tiền; đọc sách, báo, nghe đài, xem truyền hình phù hợp với điều kiện của nơi chấp hành án;
- Được tham gia hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ;
- Được lao động, học tập, học nghề;
- Được gặp, liên lạc với thân nhân, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân; đối với phạm nhân là người nước ngoài được thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự;
- Được tự mình hoặc thông qua người đại diện để thực hiện giao dịch dân sự theo quy định của pháp luật;
- Được bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo; được đề nghị xét đặc xá, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Được tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, hưởng chế độ, chính sách về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
- Được sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của pháp luật;
- Được khen thưởng khi có thành tích trong quá trình chấp hành án.
(2) Phạm nhân có nghĩa vụ
- Chấp hành bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự trong quá trình thi hành án hình sự và các quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ phạm nhân, các tiêu chuẩn thi đua chấp hành án;
- Chấp hành yêu cầu, mệnh lệnh, hướng dẫn của cán bộ cơ sở giam giữ phạm nhân;
- Lao động, học tập, học nghề theo quy định;
- Phạm nhân làm hư hỏng, làm mất hoặc hủy hoại tài sản của người khác thì phải bồi thường.
(3) Phạm nhân có quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019.
Đối tượng nào được thăm gặp phạm nhân?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 182/2019/TT-BQP quy định về đối tượng được thăm gặp phạm nhân như sau:
.Điều 4. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân
1. Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm: Ông, bà nội; ông, bà ngoại; bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp; vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp; anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng); cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột, số lượng thân nhân mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không quá 03 người.
2. Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác ngoài những người được quy định tại Khoản 1 Điều này được thăm gặp phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ xét thấy phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
Như vậy, đối tượng được thăm gặp phạm nhân được quy định cụ thể như sau:
- Đối tượng được thăm gặp phạm nhân gồm:
+ Ông, bà nội; ông, bà ngoại;
+ Bố, mẹ đẻ; bố, mẹ vợ (hoặc chồng); bố, mẹ nuôi hợp pháp;
+ Vợ hoặc chồng; con đẻ, con dâu, con rể, con nuôi hợp pháp;
+ Anh, chị, em ruột; anh, chị, em dâu, rể; anh, chị em vợ (hoặc chồng);
+ Cô, dì, chú, bác, cậu, cháu ruột,
Lưu ý: Số lượng thân nhân mỗi lần đến thăm gặp phạm nhân không quá 03 người.
- Đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khác ngoài những người được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 182/2019/TT-BQP được thăm gặp phạm nhân nếu Thủ trưởng cơ sở giam giữ xét thấy phù hợp với yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?