Đường dây nóng tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ?
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ?
Nhằm khắc phục tình trạng khó khăn trong công tác cứu hộ ở miền Bắc, Trung tâm Tình nguyện quốc gia và Mạng lưới Thông tin cứu nạn khẩn cấp Emergency Rescue Information Network đã triển khai, vận hành “Tổng đài tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp 18006132” miễn phí.
Tổng đài 1800 6132 luôn trong trạng thái hoạt động 24/7 để sẵn sàng tiếp nhận mọi yêu cầu cứu trợ từ đồng bào trong các khu vực xảy ra thiên tai với mục tiêu nỗ lực không bỏ sót trường hợp cần cứu trợ.
Theo Trung ương Đoàn, hotline 18006132 không thu phí cuộc gọi, không yêu cầu kết nối Internet, luôn trong trạng thái hoạt động để tiếp nhận yêu cầu của người dân trong các khu vực xảy ra thiên tai, để không bỏ sót trường hợp cần cứu trợ.
Khi gọi tới đầu số 18006132, người dân sẽ được thăm hỏi, tiếp nhận yêu cầu và làm rõ thông tin về vị trí, nhân khẩu, tình trạng, nhu cầu cứu nạn, cứu trợ.
Đường dây nóng tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp cho người dân vùng lũ? (Hình từ Internet)
Những chính sách của Nhà nước trong phòng chống thiên tai 2024?
Theo Điều 5 Luật Phòng, chống thiên tai 2013, được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020 quy định về chính sách của Nhà nước trong phòng, chống thiên tai như sau:
[1] Có chính sách đồng bộ về đầu tư, huy động nguồn lực và giải pháp tổ chức thực hiện công tác phòng chống thiên tai; đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai trọng điểm và hỗ trợ địa phương xây dựng công trình phòng chống thiên tai theo phân cấp của Chính phủ.
[2] Đào tạo, giáo dục, huấn luyện, tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng và người dân trong việc tuân thủ pháp luật và tham gia vào công tác phòng chống thiên tai.
[3] Đầu tư cơ sở hạ tầng vùng thường xuyên bị thiên tai; di dời dân sinh sống ở khu vực nguy hiểm đến nơi an toàn; hỗ trợ về đời sống và sản xuất đối với đối tượng bị thiệt hại do thiên tai gây ra, ưu tiên vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai, đối tượng dễ bị tổn thương.
[4] Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chủ động thực hiện biện pháp phòng chống thiên tai; khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng công trình, nghiên cứu và áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ vào hoạt động phòng chống thiên tai. Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tham gia phòng chống thiên tai.
[5] Ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm rủi ro thiên tai; hỗ trợ đối với doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, kinh doanh ở vùng thường xuyên chịu tác động của thiên tai theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về phòng chống thiên tai; chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản đóng góp cho phòng chống thiên tai.
[6] Ưu tiên bố trí nguồn lực nghiên cứu, điều tra cơ bản, xây dựng và triển khai chương trình khoa học và công nghệ trong phòng chống thiên tai; tăng cường giải pháp khắc phục hậu quả thiên tai.
[7] Ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện nâng cao năng lực cho người làm công tác phòng chống thiên tai; huấn luyện, cung cấp phương tiện, trang thiết bị cho lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã.
Đóng góp tự nguyện cho phòng chống thiên tai dưới những hình thức nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai như sau:
Điều 11. Nguồn đóng góp tự nguyện cho phòng, chống thiên tai
1. Đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
2. Việc phân bổ, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về quỹ xã hội, quỹ từ thiện và có sự thống nhất của chính quyền địa phương nơi có đối tượng được hỗ trợ.
Như vậy, đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân cho công tác phòng, chống thiên tai dưới các hình thức: đóng góp vào quỹ xã hội, quỹ từ thiện; tham gia quyên góp theo quy định của pháp luật và hỗ trợ trực tiếp cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?