Những lỗi mà cầu thủ sẽ bị phạt thẻ vàng và thẻ đỏ tại Việt Nam?

Những lỗi mà cầu thủ sẽ bị phạt thẻ vàng và thẻ đỏ tại Việt Nam? Thời gian 01 trận bóng đá tại Việt Nam là bao lâu?

Những lỗi mà cầu thủ sẽ bị phạt thẻ vàng và thẻ đỏ tại Việt Nam?

Tại Luật 12 Phần 1 Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 có quy định những lỗi mà cầu thủ sẽ bị phạt thẻ vàng và thẻ đỏ tại Việt Nam như sau:

Những lỗi bị phạt cảnh cáo ( Phạt thẻ vàng)

Cầu thủ vi phạm 1 trong 7 lỗi sau đây sẽ bị cảnh cáo (phạt thẻ vàng):

- Có hành vi phi thể thao.

- Có lời lẽ hoặc hành động phản đối lại quyết định của trọng tài.

- Liên tục vi phạm Luật.

- Trì hoãn trận đấu.

- Không tuân thủ quy định về cự ly trong những quả phạt hoặc quả phạt góc.

- Vào hoặc trở lại sân không có sự đồng ý của trọng tài.

- Tự ý rời khỏi sân không có sự đồng ý của trọng tài.

Những lỗi bị truất quyền thi đấu ( Phạt thẻ đỏ)

Cầu thủ vi phạm 1 trong 7 lỗi sau đây sẽ bị truất quyền thi đấu:

- Có lối chơi thô bạo.

- Có hành vi bạo lực.

- Nhổ nước bọt vào đối phương hoặc bất kỳ người nào khác.

- Ngăn cản một bàn thắng hoặc một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng cách cố tình chơi bóng bằng tay (không áp dụng với thủ môn ở trong khu phạt đền của đội mình).

- Ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ ràng của đối phương bằng hành động phạm lỗi sẽ bị xử phạt quả trực tiếp hoặc phạt đền.

- Dùng lời lẽ hoặc hành động xúc phạm xỉ nhục hoặc lăng mạ.

- Nhận thẻ vàng thứ 2 trong một trận đấu.

Cầu thủ bị phạt thẻ đỏ phải rời khỏi khu vực kỹ thuật và kể cả khu vực sát gần sân thi đấu.

Những lỗi mà cầu thủ sẽ bị phạt thẻ vàng và thẻ đỏ tại Việt Nam?

Những lỗi mà cầu thủ sẽ bị phạt thẻ vàng và thẻ đỏ tại Việt Nam? (Hình từ Internet)

Có mấy loại quả phạt trong bóng đá tại Việt Nam?

Tại Luật 13 Phần 1 Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 có quy định về những loại quả phạt như sau:

LUẬT XIII. NHỮNG QUẢ PHẠT
1. Những loại quả phạt:
Quả phạt gồm: Quả phạt trực tiếp và gián tiếp.
Khi thực hiện các quả phạt, bóng phải được đặt “chết” tại chỗ, cầu thủ đá phạt không được tiếp tục chạm bóng lần thứ 2 nếu bóng chưa chạm một cầu thủ khác.
2. Quả phạt trực tiếp:
- Bóng đá trực tiếp vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận.
- Nếu bóng đá trực tiếp vào cầu môn đội nhà, bàn thắng không được công nhận và đội đối phương được đá quả phạt góc.
3. Quả phạt gián tiếp.
- Ký hiệu: Trọng tài xác nhận quả gián tiếp bằng cách giơ tay lên cao và giữ nguyên tư thế đó cho đến khi quả phạt đã thực hiện, bóng đã chạm cầu thủ khác hoặc ra ngoài các đường giới hạn sân.
- Bóng vào cầu môn:
. Bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi vào cầu môn, đã chạm một cầu thủ khác.
. Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phát bóng.
. Nếu bóng trực tiếp vào cầu môn đội nhà, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.
[...]

Như vậy, có 02 loại quả phạt trong bóng đá tại Việt Nam là

- Quả phạt trực tiếp;

- Quả phạt gián tiếp.

Thời gian 01 trận bóng đá tại Việt Nam là bao lâu?

Taị Luật 7 Phần 1 Luật Bóng đá ban hành kèm theo Quyết định 982-QĐ/UBTDTT năm 2007 có quy định thời gian trận bóng đá như sau:

Thời gian trận đấu:

Mỗi trận đấu có 2 hiệp và mỗi hiệp là 45 phút, trừ trường hợp có sự thoả thuận giữa trọng tài cùng 2 đội bóng tham dự trận đấu.

Bất kỳ đề nghị nào thay đổi thời gian của trận đấu (thí dụ vì điều kiện ánh sáng, thời tiết chỉ thi đấu mỗi hiệp 40 phút) phải có sự thoả thuận trước khi bắt đầu và tuân theo những quy định của điều lệ thi đấu.

Thời gian nghỉ giữa 2 hiệp:

- Cầu thủ được quyền có thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.

- Thời gian nghỉ không quá 15 phút.

- Điều kiện giải phải quy định rõ thời gian nghỉ giữa 2 hiệp.

- Thời gian nghỉ chỉ có thể thay đổi nếu có sự đồng ý của trọng tài.

Bù thời gian:

Những tình huống sau đây được tính để bù thêm thời gian cho mỗi hiệp đấu:

- Những sự thay thế cầu thủ dự bị.

- Quá trình chăm sóc cầu thủ bị chấn thương.

- Di chuyển cầu thủ bị chấn thương ra ngoài sân để chăm sóc.

- Thời gian “chết”.

- Bất kể nguyên nhân nào khác.

Trọng tài là người quyết định số thời gian được bù thêm cho mỗi hiệp đấu.

Đá phạt đền:

Ngay trước khi kết thúc mỗi hiệp đấu, có đội bóng được hưởng quả phạt đền thì hiệp đấu đó phải được kéo dài thêm để đá xong quả phạt đó.

Hiệp phụ:

Điều lệ thi đấu phải quy định thời gian thi đấu của mỗi hiệp phụ. Việc đá thêm hiệp phụ được quy định rõ ở Luật 8.

Trận đấu bị đình chỉ:

Trận đấu bị đình chỉ được tổ chức lại nếu được quy định trong điều lệ giải.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lương Thị Tâm Như
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào