Tổng hợp những lời chúc Tết Trung thu hay và ý nghĩa nhất năm 2024?
Tổng hợp những lời chúc Tết Trung thu hay và ý nghĩa nhất năm 2024?
Tết Trung thu, hay còn gọi là Tết Trông trăng, Tết Thiếu nhi,... là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng và được yêu thích nhất ở Việt Nam. Lễ hội này thường được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch hàng năm, tức là vào giữa mùa thu. Đây là dịp để mọi người, đặc biệt là trẻ em, cùng nhau quây quần, thưởng thức bánh trung thu, rước đèn ông sao và ngắm trăng tròn.
Đi kèm với điều đó là những lời chúc tốt lành để giúp cho thất nhiều ý nghĩa và hạnh phúc.
Dưới đây là tổng hợp những lời chúc Tết Trung thu hay và ý nghĩa nhất năm 2024:
- Lời chúc Tết Trung thu cho các bé hay, ngắn gọn
1. Trung thu này, hãy để ánh trăng rằm soi sáng những ước mơ của con. Chúc con luôn học hành chăm chỉ và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống!
2. Con yêu của bố mẹ, con luôn là niềm tự hào lớn nhất của ba mẹ. Nhân dịp Trung thu bố mẹ chúc con ăn nhiều chóng lớn và luôn cười con nhé! Ngàn lần yêu con, thương con.
3. Con yêu ơi, Trung thu đến rồi, chú Cuội cũng đang vui đùa trên cung trăng đấy! Chúc con luôn khỏe mạnh, rước đèn thật vui, hát thật hay và nhận được thật nhiều quà nhé! Con ngoan của mẹ!
4. Tết Trung thu đã về, gửi lời chúc tới tất cả các em nhỏ từ nông thôn tới thành thị, từ bé trai tới bé gái có một Trung thu vui vẻ, ấm áp tình yêu thương. Chúc các em nhận được thật thật nhiều quà và có những lời chúc ý nghĩa.
- Lời chúc Tết Trung thu cho bố mẹ ý nghĩa
1. Gửi ba mẹ yêu quý của con! Mẹ ơi, trung thu này con không có ở nhà chắc ba mẹ buồn lắm. Nhưng ba mẹ hãy cứ yên tâm, ở phương trời xa xôi con vẫn luôn nhớ đến ba mẹ, vẫn luôn nghĩ về ba mẹ. Nhân dịp trung thu, con kính chúc ba mẹ mãi luôn khỏe mạnh, mãi luôn hạnh phúc và con sẽ nhanh chóng trở về với ba mẹ, về với gia đình thân thương của mình.
2. Trung thu này, con muốn nói với bố mẹ rằng con yêu bố mẹ nhiều lắm. Cảm ơn bố mẹ đã luôn là chỗ dựa vững chắc của con. Con cảm ơn bố mẹ vì tất cả những gì bố mẹ đã dành cho con. Con hứa sẽ luôn cố gắng học tập thật tốt để không phụ lòng bố mẹ. Chúc bố mẹ luôn mạnh khỏe và vui vẻ!
3. Dù con có ở đâu thì trong lòng con vẫn luôn hướng về gia đình. Con nhớ nhà lắm! Chúc cả nhà một mùa Trung thu ấm áp và hạnh phúc.
4. Trung thu này, con ước rằng ánh trăng sẽ mang đến cho gia đình mình thật nhiều niềm vui và may mắn. Con xin gửi lời chúc tốt đẹp nhất đến toàn thể gia đình. Chúc tất cả mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống. Con yêu gia đình mình!
- Lời chúc Tết Trung thu cho khách hàng
1. Trung thu này, chúng tôi muốn gửi lời tri ân chân thành đến những người bạn đồng hành đã luôn tin tưởng và ủng hộ [Tên công ty]. Chúc quý khách một mùa Trung thu ấm áp bên gia đình, trọn vẹn niềm vui và luôn thành công!
2. Với mong muốn mang đến những trải nghiệm tuyệt vời cho quý khách, [Tên công ty] xin gửi lời chúc Trung thu ấm áp. Trung thu này, hãy để [Tên công ty] cùng quý khách tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ. Chúc quý khách luôn vui vẻ và hạnh phúc bên gia đình.
3. Cảm ơn quý khách hàng, quý đối tác đã luôn đồng hành cùng [Tên công ty]. Chúng tôi tin rằng sự hợp tác này sẽ còn phát triển bền vững hơn nữa trong tương lai. Cầu chúc cho tâm hồn của chúng ta luôn sáng tươi như ánh trăng rằm và mối quan hệ hợp tác luôn ngọt ngào như những chiếc bánh Trung thu.
Tổng hợp những lời chúc Tết Trung thu hay và ý nghĩa nhất năm 2024? (Hình từ Internet)
Quyền trẻ em là gì? Tổng hợp các quyền cơ bản của trẻ em?
Quyền trẻ em là những quyền và tự do cơ bản mà tất cả trẻ em đều được hưởng, bất kể chủng tộc, giới tính, tôn giáo, quốc tịch, địa vị xã hội hay bất kỳ yếu tố nào khác.
Quyền trẻ em được quy định trong Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (CRC). Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 20 tháng 11 năm 1989 và đã được 196 quốc gia phê chuẩn.
Theo Luật Trẻ em 2016 quy định trẻ em có các quyền sau:
- Quyền sống (Quy định tại Điều 12 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được khai sinh và có quốc tịch (Quy định tại Điều 13 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được chăm sóc sức khỏe (Quy định tại Điều 14 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng (Quy định tại Điều 15 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu (Quy định tại Điều 16 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền vui chơi, giải trí (Quy định tại Điều 17 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền giữ gìn, phát huy bản sắc (Quy định tại Điều 18 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo (Quy định tại Điều 19 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền về tài sản (Quy định tại Điều 20 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền bí mật đời sống riêng tư (Quy định tại Điều 21 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được sống chung với cha, mẹ (Quy định tại Điều 22 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được đoàn tụ, liên hệ và tiếp xúc với cha, mẹ (Quy định tại Điều 23 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được chăm sóc thay thế và nhận làm con nuôi (Quy định tại Điều 24 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục (Quy định tại Điều 25 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động (Quy định tại Điều 26 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc (Quy định tại Điều 27 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt (Quy định tại Điều 28 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy (Quy định tại Điều 29 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bảo vệ trong tố tụng và xử lý vi phạm hành chính (Quy định tại Điều 30 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bảo vệ khi gặp thiên tai, thảm họa, ô nhiễm môi trường, xung đột vũ trang (Quy định tại Điều 31 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Quy định tại Điều 32 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được tiếp cận thông tin và tham gia hoạt động xã hội (Quy định tại Điều 33 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền được bày tỏ ý kiến và hội họp (Quy định tại Điều 34 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền của trẻ em khuyết tật (Quy định tại Điều 35 Luật Trẻ em 2016)
- Quyền của trẻ em không quốc tịch, trẻ em lánh nạn, tị nạn (Quy định tại Điều 36 Luật Trẻ em 2016)
Hành vi bạo hành trẻ em bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em:
Điều 22. Vi phạm quy định về cấm bạo lực với trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em;
b) Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em;
c) Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em;
d) Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm tại điểm d khoản 1 Điều này.
Như vậy, người nào có hành vi bạo hành trẻ em thì có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau:
- Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi sau:
+ Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em
+ Gây tổn hại về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng mạ, chửi mắng, đe dọa, cách ly ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em
+ Cô lập, xua đuổi hoặc dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em
+ Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần
- Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn hại về tinh thần
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp hai lần mức phạt cá nhân (Quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP).





.jpg)


.jpg)

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?
- Quy định về phân loại chứng thư chữ ký điện tử từ 10/04/2025?
- Kinh doanh thức ăn đường phố bị xử phạt an toàn thực phẩm nếu vi phạm những lỗi gì?
- UBND cấp tỉnh có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng không?