Đã có Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương?
Đã có Thông tư 15/2024/TT-BCT Quy định một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương?
Ngày 06/9/2024, Bộ Công thương đã ban hành Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Theo đó, phạm vi điều chỉnh Thông tư 15/2024/TT-BCT cụ thể như sau:
- Điều kiện, tiêu chuẩn đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương; chế độ bồi dưỡng đối với người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương; cấp trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương.
- Một số nội dung khác về thanh tra chuyên ngành Công Thương.
Đồng thời, Thông tư 15/2024/TT-BCT áp dụng đối với Thanh tra Bộ Công Thương; các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương; Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Công Thương (sau đây gọi chung là Thủ trưởng cơ quan); người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương và đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đã có Thông tư 15/2024/TT-BCT quy định một số nội dung về thanh tra chuyên ngành Công Thương? (Hình từ Internet)
Trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-BCT có quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương
1. Trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương thực hiện theo quy định của Thanh tra Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
2. Việc cấp cầu vai, cấp hàm đối với trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các Cục thuộc Bộ Công Thương (sau đây gọi chung là Cục thuộc Bộ) được thực hiện như sau:
a) Cục trưởng được cấp như Phó Chánh Thanh tra Bộ; Phó Cục trưởng được cấp như Trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ;
b) Trưởng Phòng và tương đương được cấp như Phó Trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ, Phó Trưởng phòng và tương đương được cấp như Thanh tra viên chính;
c) Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được cấp như Thanh tra viên;
d) Tại cơ quan điều tra thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Trưởng phòng thuộc cơ quan điều tra được cấp như Chánh Thanh tra cấp huyện, Phó Trưởng phòng thuộc cơ quan điều tra được cấp như Phó Chánh Thanh tra cấp huyện.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan Quản lý thị trường sử dụng trang phục của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quân lý thị trường.
Như vậy, trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương quy định như sau:
- Trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Công Thương thực hiện theo quy định của Thanh tra Chính phủ và cấp có thẩm quyền.
- Việc cấp cầu vai, cấp hàm đối với trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tại Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia và các Cục thuộc Bộ Công Thương (sau đây gọi chung là Cục thuộc Bộ) được thực hiện như sau:
+ Cục trưởng được cấp như Phó Chánh Thanh tra Bộ; Phó Cục trưởng được cấp như Trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ;
+ Trưởng Phòng và tương đương được cấp như Phó Trưởng phòng thuộc Thanh tra Bộ, Phó Trưởng phòng và tương đương được cấp như Thanh tra viên chính;
+ Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được cấp như Thanh tra viên;
+ Tại cơ quan điều tra thuộc Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia: Trưởng phòng thuộc cơ quan điều tra được cấp như Chánh Thanh tra cấp huyện, Phó Trưởng phòng thuộc cơ quan điều tra được cấp như Phó Chánh Thanh tra cấp huyện.
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thuộc cơ quan Quản lý thị trường sử dụng trang phục của lực lượng Quản lý thị trường theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quân lý thị trường.
Mục đích của hoạt động thanh tra là gì?
Căn cứ tại Điều 3 Luật Thanh tra 2022 có quy định như sau:
Điều 3. Mục đích hoạt động thanh tra
Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Như vậy, mục đích của hoạt động thanh tra là:
- Phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;
- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật;
- Phát huy nhân tố tích cực;
- Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Lời chúc Tết mùng 3 mừng năm mới Ất Tỵ 2025 hay và ý nghĩa tặng Thầy cô?
- Lỗi dừng đèn đỏ quá vạch 2025 đối với xe máy bị phạt bao nhiêu?
- Những món ăn phổ biến vào ngày tết Nguyên đán? Công tác an toàn thực phẩm đảm bảo đón Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025 triển khai như thế nào?
- Ngày 3 tháng 2 năm 2025 là ngày lễ gì? Ngày 3/2/2025 mùng mấy Tết?