Hợp đồng Cộng tác viên được coi là hợp đồng lao động khi nào?
Hợp đồng Cộng tác viên được coi là hợp đồng lao động khi nào?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Điều 13. Hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Theo Công văn 1516/CT-TTHT năm 2024 của Cục Thuế tỉnh Lạng Sơn về việc kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân Tải về hướng dẫn như sau:
Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty ký hợp đồng Cộng tác viên có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thì được coi là hợp đồng lao động. Công ty có trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNCN cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 19 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính và thực hiện nộp thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công vào NSNN theo Mã chương 557; Mã NDKT 1001. Đề nghị công ty căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp Công ty ký hợp đồng Cộng tác viên có sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động thì được coi là hợp đồng lao động.
Hợp đồng Cộng tác viên được coi là hợp đồng lao động khi nào? (Hình từ Internet)
Điều kiện trở thành cộng tác viên tư vấn pháp luật là gì?
Theo Điều 18 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định điều kiện trở thành cộng tác viên tư vấn pháp luật như sau:
Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích và thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được làm cộng tác viên tư vấn pháp luật:
(1) Người có bằng cử nhân luật hoặc người có bằng đại học khác làm việc trong các ngành, nghề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân.
(2) Người đã hoặc đang đảm nhiệm các chức danh như luật sư, công chứng viên, trọng tài viên và các chức danh tư pháp khác.
(3) Những người sau đây thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi:
- Người có bằng trung cấp luật;
- Người có thời gian làm công tác pháp luật từ ba năm trở lên gồm: Cán sự pháp lý làm việc trong ngành Tư pháp hoặc tổ chức pháp chế của các cơ quan, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang; hội thẩm nhân dân; người công tác trong các ngành khác có hiểu biết pháp luật.
- Thành viên tổ hòa giải; thành viên Ban Chủ nhiệm Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; già làng; trưởng bản, trưởng thôn, xóm, ấp, sóc, bon; trưởng các dòng họ; đại diện tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở cơ sở là người có kiến thức pháp luật và có uy tín trong cộng đồng.
Cơ sở tính mức thù lao của cộng tác viên tư vấn pháp luật là gì?
Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 01/2010/TT-BTP quy định như sau:
Điều 9. Căn cứ và phương thức tính thù lao tư vấn pháp luật
1. Mức thu thù lao tư vấn pháp luật đối với một vụ, việc được tính dựa trên các căn cứ sau:
a) Nội dung, tính chất của công việc;
b) Thời gian và công sức của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc;
c) Kinh nghiệm, uy tín của các luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
2. Thù lao được tính theo các phương thức sau:
a) Giờ làm việc của luật sư, tư vấn viên pháp luật, cộng tác viên tư vấn pháp luật;
b) Vụ, việc với mức thù lao trọn gói;
c) Hợp đồng dài hạn với mức thù lao cố định.
3. Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng hình sự được thực hiện theo quy định của Luật Luật sư.
Thù lao của luật sư làm việc cho Trung tâm tư vấn pháp luật khi tham gia tố tụng dân sự, hành chính và các lĩnh vực khác được thực hiện theo thỏa thuận giữa Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh với khách hàng, phù hợp với biểu thù lao do tổ chức chủ quản quy định.
Theo đó, mức thù lao của cộng tác viên tư vấn pháp luật được tính dựa trên các căn cứ sau đây:
- Nội dung, tính chất của công việc.
- Thời gian và công sức của cộng tác viên tư vấn pháp luật thực hiện công việc.
- Kinh nghiệm, uy tín của cộng tác viên tư vấn pháp luật của Trung tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?