Dự kiến: Lịch cắt điện Hà Nội do ảnh hưởng từ Siêu bão Yagi (Bão số 3) ngày 7/9/2024?
Dự kiến: Lịch cắt điện Hà Nội do ảnh hưởng từ Siêu bão Yagi (Bão số 3) ngày 7/9/2024?
Căn cứ theo Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, sáng ngày 05/9/2024 bão số 3 Yagi đã mạnh lên đến cấp 16 (cấp siêu bão), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.
Trước diễn biến phức tạp của bão, EVNHANOI đã triển khai các phương án phòng chống bão từ sớm và yêu cầu các đơn vị trực thuộc luôn trong trạng thái sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống xấu.
Một trong những hậu quả đáng chú ý là tình trạng cắt điện diện rộng để đảm bảo an toàn cho người dân.
Chiều ngày 7/9, đại diện Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết đến thời điểm hiện tại (16h30), Hà Nội chưa có lịch cắt điện chính thức nào.
Tuy nhiên, đại diện EVNHANOI thừa nhận vẫn có khả năng mất điện xảy ra do sự cố bất ngờ từ đường dây điện hoặc cây cối gãy đổ dưới tác động của cơn bão Yagi.
* Ngay khi có quyết định cắt điện, EVNHANOI sẽ thông báo ngay cho người dân để hạn chế bất tiện.
Xem thêm: Mắt bão Yagi có nguy hiểm không? Mắt bão số 3 Yagi sẽ quét qua các tỉnh nào?
Dự kiến: Lịch cắt điện Hà Nội do ảnh hưởng từ Siêu bão Yagi (Bão số 3) ngày 7/9/2024? (Hình từ Internet)
Cắt điện không báo trước có bị phạt hay không?
Theo khoản 7 Điều 11 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định về bán lẻ điện như sau:
Điều 11. Vi phạm các quy định về bán lẻ điện
[...]
7. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định;
b) Thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo Quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành.
8. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi mua điện của Đơn vị điện lực không có Giấy phép hoạt động điện lực.
9. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc phải kiểm định các thiết bị đo đếm điện và thay thế các thiết bị không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều này.”.
Như vậy, bên bán lẻ điện cúp điện sinh hoạt không thông báo trước cho bên mua điện sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt đối với hành vi vi phạm như trên là mức phạt đối với tổ chức. Cá nhân có cùng hành vi vi phạm bị phạt từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng (tại Điều 3 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP)
Bên bán điện cúp điện không khẩn cấp trong trường hợp nào?
Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 22/2020/TT-BCT có quy định về trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp như sau:
Điều 5. Ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp
Bên bán điện ngừng, giảm mức cung cấp điện không khẩn cấp trong các trường hợp sau:
1. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch của bên bán điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện, điều hoà, hạn chế phụ tải do thiếu nguồn điện và các nhu cầu khác theo kế hoạch.
2. Ngừng cấp điện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.
3. Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo yêu cầu của bên mua điện.
Như vậy, bên bán điện cúp điện không khẩn cấp trong trường hợp sau đây:
- Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch của bên bán điện khi có nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, xây lắp các công trình điện, điều hoà, hạn chế phụ tải do thiếu nguồn điện và các nhu cầu khác theo kế hoạch.
- Ngừng cấp điện theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân có liên quan trong trường hợp để đảm bảo an toàn phục vụ thi công các công trình.
- Ngừng, giảm mức cung cấp điện theo yêu cầu của bên mua điện
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ nhà trường theo Hướng dẫn 25 chi tiết nhất?
- Từ 10/12/2024 Ban Sáng lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện không phải là người có quan hệ gia đình với nhau?
- Link truy cập Cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành năm 2024?
- Mẫu Báo cáo thành tích lao động tiên tiến 2024 cập nhật mới nhất?
- Cách nhận biết hiệu lệnh bằng còi của CSGT từ 1/1/2025 để thực hiện đúng?