Mắt bão Yagi có nguy hiểm không? Mắt bão số 3 Yagi sẽ quét qua các tỉnh nào?
Mắt bão số 3 Yagi sẽ quét qua các tỉnh nào? Mắt bão Yagi có nguy hiểm không?
Căn cứ theo Công điện 87/CĐ-TTg năm 2024, sáng ngày 05/9/2024 bão số 3 Yagi đã mạnh lên đến cấp 16 (cấp siêu bão), sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16, giật trên cấp 17.
* Mắt bão số 3 Yagi sẽ quét qua các tỉnh nào?
Tin bão số 3 Yagi mới nhất chiều 7/9 cho biết, bão đã áp sát bờ biển Quảng Ninh, Hải Phòng và tiếp tục đi qua các tỉnh này.
Tin bão số 3 Yagi mới nhất chiều 7/9: Cấp 13, giật cấp 16
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 13 giờ ngày 7/9, vị trí tâm bão khoảng 20.7 độ Vĩ Bắc; 107.3 độ Kinh Đông, trên vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng. Sức gió mạnh nhất: Cấp 13 (134-149km/h), giật cấp 16. Dự báo: Trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15-20km/h.
Theo dự báo, "mắt bão" số 3 Yagicó thể đi qua các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái...
* Mắt bão Yagi có nguy hiểm không?
Bão gồm 3 phần chính: Mắt bão, hoàn lưu và dải mưa. Mắt bão, còn gọi là tâm bão, là nơi có áp suất không khí rất thấp. Tại mắt bão, không khí di chuyển từ trên xuống dưới. Xung quanh mắt bão (hoàn lưu): không khí bốc mạnh lên cao ngưng tụ thành 1 bức tường mây dày đặc, tạo ra mưa cực lớn và gió xoáy rất mạnh.
Mắt của một cơn bão có hình dạng gần tròn và đường kính điển hình là từ 30–65 km (20-40 dặm). Xung quanh mắt bão là thành mắt bão, là 1 vòng tròn mây dông, là khu vực có điều kiện thời tiết nguy hiểm nhất.
Lưu ý: Mắt bão số 3 Yagi sẽ quét qua các tỉnh nào? Mắt bão Yagi có nguy hiểm không? chỉ mang tính chất tham khảo. Thông tin về Siêu bão Yagi vẫn đang được các chuyên gia khí tượng theo dõi sát sao. Do tính chất phức tạp của các hiện tượng thời tiết cực đoan, mọi dự báo đều có thể thay đổi.
Mắt bão Yagi có nguy hiểm không? Mắt bão số 3 Yagi sẽ quét qua các tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Công tác y tế ứng phó bão số 3 Yagi và mưa lũ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Công điện 1101/CĐ-BYT năm 2024 về công tác y tế ứng phó bão số 3 Yagi và mưa lũ được thực hiện như sau:
- Thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia; Ban chỉ huy phòng thủ dân sự các địa phương và Bộ Y tế về việc chủ động ứng phó với bão và mưa lũ, bảo đảm an toàn cho người dân.
- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình mưa, lũ, thông tin cảnh báo lũ quét, sạt lở, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy theo thông báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia; chủ động triển khai công tác phòng, chống, ứng phó bão lũ. Rà soát kế hoạch, phương án phòng, chống bão lũ của đơn vị đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn của địa phương.
- Tổ chức trực chuyên môn, trực cấp cứu 24/24; sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa, lũ gây ra; không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân; đảm bảo cung ứng đủ thuốc chữa bệnh thiết yếu cho nhân dân, kịp thời bổ sung dự trữ thuốc, hoá chất, vật tư dự trữ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Triển khai các phương án bảo vệ các cơ sở y tế tại các vùng cơ nguy cơ bị ảnh hưởng do mưa lũ; chủ động sơ tán cơ sở y tế ở những vùng thấp, trũng có nguy cơ bị ngập úng, lũ quét, lũ ống, sạt lở đất.
- Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo công tác an toàn thực phẩm do bão, mưa lũ gây ra; sắp xếp, ổn định các cơ sở khám chữa bệnh, bảo đảm công tác khám chữa bệnh cho nhân dân sau mưa lũ.
- Báo cáo tình hình thiệt hại, nhu cầu, khả năng bảo đảm của địa phương và đề xuất hỗ trợ khi vượt quá khả năng bảo đảm của địa phương về Bộ Y tế (qua Vụ Kế hoạch - Tài chính) để tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quyết định.
Đề phòng siêu bão Yagi, cần sơ tán ngay người dân ở khu vực nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 được sửa đổi bởi điểm d khoản 4 Điều 54 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:
Điều 26. Các biện pháp cơ bản ứng phó thiên tai
Căn cứ vào loại thiên tai, cấp độ rủi ro thiên tai xảy ra, Ban chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, cơ quan ngang Bộ; ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương quyết định lựa chọn một hoặc một số biện pháp phù hợp sau đây:
1. Biện pháp cơ bản ứng phó đối với bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, nước dâng, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được quy định như sau:
a) Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
b) Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
[...]
Như vậy, đề phòng siêu bão Yagi, cần sơ tán ngay người dân ở khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn.
Đồng thời, tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?