Mẫu kế hoạch bài dạy theo Công văn 5555 cập nhật năm 2024?
Mẫu kế hoạch bài dạy theo Công văn 5555 cập nhật năm 2024?
Căn cứ Công văn 5555/BGDĐT-GDTrH năm 2014 hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lý hoạt động chuyên môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng và Công căn 1864 /SGDĐT-GDTrH-TX năm 2018 của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Khánh Hòa Tải về, dưới đây là mẫu kế hoạch bài dạy theo Công văn 5555 có thể tham khảo:
MINH HỌA CẤU TRÚC KẾ HOẠCH BÀI HỌC (GIÁO ÁN) Ngày soạn: ................................... Tuần: ..... Tiết chương trình:.. Tên bài học: I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức 2. Kĩ năng 3. Thái độ 4. Năng lực (liệt kê 2-3 năng lực cốt lỗi được hình thành trong bài học) II. Chuẩn bị của giáo viên (GV) và HS (HS) 1. Chuẩn bị của GV (thiết bị và học liệu,...) 2. Chuẩn bị của HS (tài liệu, tranh ảnh,...) III. Phương pháp dạy học (ghi các nhóm PPDH được sử dụng trong tiết dạy). IV. Hoạt động dạy học (Tiến trình dạy học) 1. Ổn định (bắt buộc) 2. Kiểm tra bài cũ (nếu có) 3. Tổ chức các hoạt động (khởi động; hình thành kiến thức; luyện tập; vận dụng và tìm tòi mở rộng). Với mỗi hoạt động GV cần mô tả đủ các bước như: (1) Mục tiêu: (Nêu rõ mục tiêu cần đạt của hoạt động); (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học; (3) Hình thức tổ chức hoạt động; (4) Phương tiện dạy học; (5) Sản phẩm: (Mô tả rõ sản phẩm HS cần đạt sau khi kết thúc hoạt động). * Ghi chú: Trong quá trình biên soạn và tổ chức dạy học, GV có thể linh động thiết kế gộp hai hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập thành một hoạt động và được gọi là hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập. ... |
Tải Mẫu kế hoạch bài dạy theo Công văn 5555: Tại đây
Mẫu kế hoạch bài dạy theo Công văn 5555 cập nhật năm 2024? (Hình từ Internet)
Thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT là bao nhiêu tuần?
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT có quy đinh về thời gian làm việc của giáo viên tiểu học, THCS, THPT như sau:
(1) Đối với giáo viên tiểu học
Thời gian làm việc trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 35 tuần dành cho việc giảng dạy và các hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- 05 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
(2) Giáo viên THCS, THPT:
Thời gian làm việc trong năm học là 42 tuần, trong đó:
- 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
- 03 tuần dành cho học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
- 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Giáo viên tiểu học có những nhiệm vụ nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Điều lệ Trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định nhiệm vụ của giáo viên:
- Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Chủ động thực hiện và chịu trách nhiệm về kế hoạch giáo dục; tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn (nội dung, phương pháp giáo dục, kiểm tra đánh giá học sinh) và chất lượng, hiệu quả giáo dục từng học sinh của lớp mình phụ trách, bảo đảm quy định của chương trình giáo dục, phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Tham gia xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn và nhà trường; thường xuyên cập nhật những chỉ đạo của ngành; chuẩn bị, tổ chức dạy học và đánh giá học sinh theo quy định; thực hiện các hoạt động chuyên môn khác.
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện, dân chủ giữa giáo viên với học sinh, với cha mẹ học sinh và cộng đồng; giúp học sinh chủ động, sáng tạo, tự tin, tự chủ trong học tập và rèn luyện.
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; ứng xử văn hóa, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp; gương mẫu trước học sinh; thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh.
- Thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp; thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên theo quy định; trao đổi chia sẻ chuyên môn cùng đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường thông qua các đợt sinh hoạt chuyên môn, tập huấn.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, học tập và sinh hoạt chuyên môn; sáng tạo, linh hoạt trong việc tự làm đồ dùng dạy học.
- Tham gia lựa chọn sách giáo khoa theo quy định; đề nghị nhà trường trang bị các xuất bản phẩm tham khảo, thiết bị dạy học theo quy định, phù hợp để sử dụng trong quá trình dạy học.
- Tham gia kiểm định chất lượng giáo dục.
- Tham gia thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ ở địa phương.
- Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, gia đình học sinh, cộng đồng và các tổ chức xã hội liên quan để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
- Quản lý, tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục tại điểm trường khi được hiệu trưởng phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và theo sự phân công của hiệu trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tỉnh Hải Dương có bao nhiêu thành phố, thị xã và huyện? Tỉnh Hải Dương giáp tỉnh nào?
- 1 tháng 12 năm 2024 là ngày gì, thứ mấy? 1/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên tắc của Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS, ma túy, mại dâm là gì?
- Đề ôn thi học kì 1 Toán 12 chương trình mới có đáp án trắc nghiệm cập nhật năm 2024-2025?
- Thời gian tổ chức kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông báo công khai ở đâu?
- Mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với trẻ em có cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích là bao nhiêu?