Lưới điểm tựa trọng lực được bố trí như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2024/BTNMT?
Lưới điểm tựa trọng lực là gì?
Căn cứ theo tiết 3.5 Tiểu mục 3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2024/BTNMT quy định như sau:
3. Giải thích từ ngữ
[...]
3.5. Lưới điểm tựa trọng lực là hệ thống gồm nhiều điểm tựa trọng lực dùng để liên kết và quy số liệu đo đạc trọng lực chi tiết về cùng một mức. Lưới điểm tựa trọng lực được xây dựng cho các khu đo khác nhau. Lưới điểm tựa trọng lực có thể bao gồm nhiều đa giác khép kín hoặc các tuyến giữa hai điểm khởi đo.
[...]
Theo đó, lưới điểm tựa trọng lực là hệ thống gồm nhiều điểm tựa trọng lực dùng để liên kết và quy số liệu đo đạc trọng lực chi tiết về cùng một mức.
Lưới điểm tựa trọng lực được xây dựng cho các khu đo khác nhau.
Lưới điểm tựa trọng lực có thể bao gồm nhiều đa giác khép kín hoặc các tuyến giữa hai điểm khởi đo.
Lưới điểm tựa trọng lực được bố trí như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2024/BTNMT? (Hình từ Internet)
Lưới điểm tựa trọng lực được bố trí như thế nào theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2024/BTNMT?
Căn cứ theo tiết 1.1 Tiểu mục 1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2024/BTNMT quy định về lưới điểm tựa trọng lực như sau:
1. Lưới điểm tựa trọng lực
1.1. Lưới điểm tựa trọng lực được bố trí theo đồ hình là các đa giác khép kín hoặc theo tuyến độ cao quốc gia, đảm bảo khoảng cách giữa hai điểm tựa trọng lực liền kề trong khoảng từ 8 km đến 25 km.
1.2. Sai số trung phương xác định giá trị gia tốc trọng trường của điểm tựa trọng lực sau bình sai ≤ ±0,20 mGal.
1.3. Khảo sát, chọn điểm: Các điểm tựa trọng lực phải được xây dựng ở các vị trí dễ nhận biết, thuận lợi cho công tác đo trọng lực và đo tọa độ, độ cao. Vị trí xây dựng mốc điểm tựa trọng lực phải chọn nơi có nền đất vững chắc ổn định, có khả năng bảo quản trong quá trình thực hiện; tránh nơi dễ ngập nước, dễ bị sạt lở, gò và đống không ổn định, đê, bờ sông bồi lở, nền đất mượn (mới tôn nền); cách xa từ 50 m trở lên đối với các nguồn chấn động lớn như cạnh đường xe lửa, công trường xây dựng, nhà máy; đường dây cao thế, trạm điện cao thế (nơi có từ trường mạnh).
[...]
Như vậy, lưới điểm tựa trọng lực được bố trí theo đồ hình là các đa giác khép kín hoặc theo tuyến độ cao quốc gia, đảm bảo khoảng cách giữa hai điểm tựa trọng lực liền kề trong khoảng từ 8 km đến 25 km.
Xây dựng mốc điểm tựa trọng lực được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 1.4 Tiểu mục 1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 79:2024/BTNMT quy định về lưới điểm tựa trọng lực như sau:
1. Lưới điểm tựa trọng lực
[...]
1.4. Xây dựng mốc điểm tựa trọng lực
1.4.1. Mốc điểm tựa trọng lực được làm bằng bê tông mác M25 trở lên (được quy định tại TCVN 6025:1995). Mặt mốc có độ cao ngang mặt đất và có gắn dấu mốc bằng gang ở giữa. Quy cách mốc và dấu mốc điểm tựa trọng lực (được quy định tại Phụ lục A và Phụ lục B).
1.4.2. Số hiệu của điểm tựa trọng lực được ký hiệu như sau: “TTL - ký hiệu tên khu đo - số thứ tự điểm”, trong đó tên khu đo được quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật của từng nhiệm vụ.
Ví dụ: TTL-LBi-01. Trong đó: “TTL” là điểm “Tựa trọng lực”; “LBi” là tên khu đo Lộc Bình; “01” là số thứ tự điểm tựa trọng lực.
[...]
Như vậy, xây dựng mốc điểm tựa trọng lực được quy định như sau:
- Mốc điểm tựa trọng lực được làm bằng bê tông mác M25 trở lên (được quy định tại TCVN 6025:1995). Mặt mốc có độ cao ngang mặt đất và có gắn dấu mốc bằng gang ở giữa.
Quy cách mốc và dấu mốc điểm tựa trọng lực (được quy định tại Phụ lục A và Phụ lục B).
- Số hiệu của điểm tựa trọng lực được ký hiệu như sau: “TTL - ký hiệu tên khu đo - số thứ tự điểm”, trong đó tên khu đo được quy định cụ thể trong thiết kế kỹ thuật của từng nhiệm vụ.
Ví dụ: TTL-LBi-01. Trong đó: “TTL” là điểm “Tựa trọng lực”; “LBi” là tên khu đo Lộc Bình; “01” là số thứ tự điểm tựa trọng lực.
Lưu ý, QCVN 79:2024/BTNMT có hiệu lực thi hành từ ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?