Mẫu kế hoạch bài dạy lớp 7 năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?

Mẫu kế hoạch bài dạy lớp 7 năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512? Đánh giá xếp loại kết quả học tập cả năm học của học sinh lớp 7 được thực hiện như thế nào?

Mẫu kế hoạch bài dạy lớp 7 năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?

Căn cứ Phụ lục 4 ban hành kèm theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH năm 2020 quy định mẫu kế hoạch bài dạy lớp 7 năm học 2024 - 2025 như sau:

Tải Mẫu kế hoạch bài dạy lớp 7 năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512

Tại đây

Mẫu kế hoạch bài dạy lớp 7 năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512?

Mẫu kế hoạch bài dạy lớp 7 năm học 2024 - 2025 theo Công văn 5512? (Hình từ Internet)

Đánh giá xếp loại kết quả học tập cả năm học của học sinh lớp 7 được thực hiện như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định đánh giá kết quả học tập của học sinh cụ thể:

Điều 9. Đánh giá kết quả học tập của học sinh
[...]
2. Kết quả học tập trong từng học kì, cả năm học
Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.
a) Mức Tốt:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên.
b) Mức Khá:
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt.
- Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên, trong đó có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.
c) Mức Đạt:
- Có nhiều nhất 01 (một) môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.
- Có ít nhất 06 (sáu) môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên; không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.
d) Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.
[...]

Như vậy, việc đánh giá xếp loại kết quả học tập cả năm học của học sinh lớp 7 được thực hiện như sau:

Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số, ĐTBmhk được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong từng học kì, ĐTBmcn được sử dụng để đánh giá kết quả học tập của học sinh trong cả năm học. Kết quả học tập của học sinh trong từng học kì và cả năm học được đánh giá theo 01 trong 04 mức: Tốt, Khá, Đạt, Chưa đạt.

- Mức tốt

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 6,5 điểm trở lên

+ Có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 8,0 điểm trở lên

- Mức Khá

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Đạt

+ Tất cả các môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên

+ Có ít nhất 06 môn học có ĐTBmhk, ĐTBmcn đạt từ 6,5 điểm trở lên.

- Mức Đạt

+ Có nhiều nhất 01 môn học đánh giá bằng nhận xét được đánh giá mức Chưa đạt.

+ Có ít nhất 06 môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có ĐTBmhk, ĐTBmcn từ 5,0 điểm trở lên

+ Không có môn học nào có ĐTBmhk, ĐTBmcn dưới 3,5 điểm.

- Mức Chưa đạt: Các trường hợp còn lại.

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?

Căn cứ Điều 29 Luật Giáo dục 2019 quy định về mục tiêu của giáo dục phổ thông.

Theo đó, mục tiêu của giáo dục phổ thông hiện nay là:

- Phát triển toàn diện cho người học về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo;

- Hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa và trách nhiệm công dân;

- Chuẩn bị cho người học tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Giáo dục tiểu học:

+ Hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh;

+ Chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

- Giáo dục trung học cơ sở:

+ Củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học;

+ Bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

- Giáo dục trung học phổ thông:

+ Trang bị kiến thức công dân;

+ Bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp;

+ Có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Hiền
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào