Các biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ có bao nhiêu loại trong tiếng Việt?
Biện pháp tu từ là gì? Biện pháp tu từ có bao nhiêu loại trong tiếng Việt?
Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật với cách sử dụng ngôn ngữ đặc biệt. Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến trong các tác phẩm văn học để tạo hiệu ứng nghệ thuật. Nhờ vào đó, tác giả sẽ dễ dàng truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc. Sự vật, sự việc cũng tăng sức gợi hình và trở nên sinh động hơn, ấn tượng hơn. Ngoài ra, các biện pháp này không chỉ xuất hiện trong văn học mà còn phổ biến trong cuộc sống hàng ngày.
Có hai loại biện pháp tu từ chính trong tiếng Việt, đó là:
- Biện pháp tu từ từ vựng:
+ Biện pháp so sánh;
+ Biện pháp ẩn dụ;
+ Biện pháp hoán dụ;
+ Biện pháp nhân hóa;
+ Biện pháp điệp ngữ;
+ Biện pháp nói giảm - nói tránh;
+ Biện pháp nói quá;
+ Biện pháp liệt kê;
+ Biện pháp chơi chữ.
- Biện pháp tu từ cú pháp:
+ Đảo ngữ;
+ Điệp cấu trúc;
+ Chêm xen;
+ Câu hỏi tu từ;
+ Phép đối.
Ngoài ra còn có một số biện pháp tu từ khác.
Thông tin mang tính chất tham khảo
Các biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ? Biện pháp tu từ có bao nhiêu loại trong tiếng Việt? (Hình từ Internet)
Các biện pháp tu từ và tác dụng của biện pháp tu từ được hiểu như thế nào?
Các loại biện pháp tu từ luôn xuất hiện nhiều trong các đề thi. Vì vậy, học sinh cần phải hiểu rõ và nắm vững các loại biện pháp tu từ. Đó là một nội dung kiến thức quan trọng để các em thực hiện tốt được bài thi của mình.
Dưới đây là các biện pháp tu từ và tác dụng của từng biện pháp tu từ phổ biến nhất:
(1) Biện pháp tu từ so sánh
- Khái niệm: So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.
- Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp so sánh giúp cho hình ảnh được miêu tả sinh động hơn, giúp người đọc dễ dàng hiểu, tưởng tượng và hình dung rõ nét hơn về hình ảnh đang nói đến.
Ví dụ:
+ A là B: “Người ta là hoa đất”
+ A như B: Trong câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
“ Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
+ Bao nhiêu…. bấy nhiêu….
“Qua đình ngả nón trông đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”
[ca dao]
+ So sáng ngang bằng:
“Người là cha, là bác, là anh
Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ”
[Sáng tháng Năm – Tố Hữu]
+ So sánh không ngang bằng:
“Con đi trăm núi ngàn khe
Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm
Con đi đánh giặc mười năm
Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi”
[Bầm ơi – Tố Hữu]
+ So sánh các đối tượng cùng loại: “Cô giáo em hiền như cô Tấm”
+ So sánh khác loại:
“Anh đi bộ đội sao trên mũ
Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm!”
[Núi đôi – Vũ Cao]
+ So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại:
“Trường Sơn: chí lớn ông cha
Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”
[Nguyễn Văn Trỗi – Lê Anh Xuân]
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
[ca dao]
Trong đó:
+ A: sự vật, sự việc được so sánh
+ B: sự vật, sự việc dùng để so sánh
+ “Là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.
(2) Biện pháp nhân hóa
- Khái niệm: Nhân hóa là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối khiến cho chúng trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
- Tác dụng: Làm cho những vật vô tri vô giác trở nên có hồn và suy nghĩ sống động hơn.
Ví dụ:
+ Dùng những từ vốn gọi người để gọi sự vật: Chị ong nâu, Ông mặt trời, Bác giun, Chị gió,…
+ Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động tính chất của vật:
“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”
[Tây Tiến – Quang Dũng]
+ Trò chuyện với vật như với người:
“Trâu ơi ta bảo trâu này…”
[Ca dao]
(3) Biện pháp ẩn dụ
- Khái niệm: Ẩn dụ là biện pháp tu từ gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ẩn dụ có 04 loại: Ẩn dụ hình thức; Ẩn dụ cách thức; Ẩn dụ phẩm chất; Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
- Tác dụng: có tác dụng nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm.
Lưu ý: cần phân biệt biện pháp ẩn dụ và so sánh:
Biện pháp ẩn dụ khác với biện pháp so sánh ở chỗ, ẩn dụ còn được coi là so sánh ngầm. So sánh thường có các dấu hiệu dễ dàng nhận biết hơn, còn ẩn dụ thì không cần từ hay dấu câu phân biệt giữa các sự vật, sự việc được nêu ra.
Ví dụ:
+ Ẩn dụ hình thức - tương đồng về hình thức
“Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông”
[Truyện Kiều – Nguyễn Du]
→ hoa lựu màu đỏ như lửa
+ Ẩn dụ cách thức – tương đồng về cách thức
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
[Ca dao]
→ ăn quả - hưởng thụ, “trồng cây” – lao động
“Về thăm quê Bác làng Sen,
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng”
[Nguyễn Đức Mậu]
→ thắp: nở hoa, chỉ sự phát triển, tạo thành
+ Ẩn dụ phẩm chất - tương đồng về phẩm chất
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
[ca dao]
→ thuyền – người con trai; bến – người con gái
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác - chuyển từ cảm giác này sang cảm giác khác, cảm nhận bằng giác quan khác.
“Ngoài thêm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng”
[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]
(4) Biện pháp hoán dụ.
- Khái niệm: Hoán dụ là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Có 04 hình thức hoán dụ, gồm:
+ Lấy bộ phận chỉ cái toàn thể;
+ Lấy sự vật chứa đựng gọi sự vật bị chứa đưng;
+ Lấy dấu hiệu, đặc điểm của sự vật chỉ các sự vật;
+ Lấy cái cụ thể chỉ cái trừu tương, vô hình.
- Tác dụng: Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.
Ví dụ:
+ Lấy một bộ phận để chỉ toàn thể:
“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”
[Bài ca vỡ đất – Hoàng Trung Thông]
+ Lấy vật chứa đựng chỉ vật bị chứa đựng:
“Vì sao trái đất nặng ân tình,
Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh”
[Tố Hữu]
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật:
“Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
+ Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”
Lưu ý:
Ẩn dụ và hoán dụ cùng chung cấu trúc nói A chỉ B nhưng khác nhau:
- Ẩn dụ: A và B có quan hệ tương đồng (giống nhau)
- Hoán dụ: A và B có quan hệ gần gũi, hay đi liền với nhau.
(5) Biện pháp nói quá
- Khái niệm: Nói quá là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
- Tác dụng: Biện pháp hoán dụ có tác dụng tăng sức gọi hình, gợi cảm cho việc diễn tả sự vật, sự việc được nói đến trong thơ, văn.
Ví dụ:
“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay”
[Việt Bắc - Tố Hữu]
(6) Biện pháp tu từ nói giảm nói tránh
- Khái niệm: là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ:
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
[Bác ơi – Tố Hữu]
(7) Biện pháp Điệp từ
- Khái niệm: Là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại nhiều lần một từ, cụm từ có dụng ý làm tăng cường hiệu quả diễn đạt: nhấn mạnh, tạo ấn tượng, gợi liên tưởng, cảm xúc… và tạo nhịp điệu cho câu/ đoạn văn bản.
Ví dụ:
Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín”
[Cây tre Việt Nam – Thép Mới]
+ Điệp nối tiếp:
“Mai sau
Mai sau
Mai sau
Đất xanh, tre mãi xanh màu tre xanh”
[Tre Việt Nam – Nguyễn Duy]
(8) Biện pháp liệt kê
- Khái niệm: Là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay tư tưởng, tình cảm.
Ví dụ:
“Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống!
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng!”
[Người con gái anh hùng – Trần Thị Lý]
(9) Biện pháp chơi chữ
- Khái niệm: Phương pháp này sử dụng sự đặc sắc về âm, nghĩa của từ để tạo ra sự dí dỏm, hài hước giúp câu văn trở lên hấp dẫn và thú vị hơn. Các lối chơi chữ thường được sử dụng như dùng từ đồng âm, nói nhại âm, điệp âm, nói lái,…
Ví dụ:
“Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua bến Nghé, ngồi nhai thịt bò”.
(nguồn: văn học Việt Nam)
(10) Biện pháp tương phản
- Khái niệm: Là cách sử dụng từ ngữ đối lập, trái ngược nhau để tăng hiệu quả diễn đạt.
Ví dụ:
“O du kích nhỏ giương cao sung
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu
Ra thế, to gan hơn béo bụng
Anh hùng đâu cứ phải mày râu”
(Tố Hữu)
Thông tin mang tính chất tham khảo
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh các cấp về nhận biết và biết tác dụng của các biện pháp tu từ như thế nào?
Căn cứ tại chương trình Ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định về yêu cầu cần đạt về năng lực văn học đối với học sinh các cấp về nhận biết và biết tác dụng của các biện pháp tu từ như sau:
Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: Biết tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh.
Đối với học sinh lớp 6 và lớp 7: Nhận biết được các biện pháp tu từ như ẩn dụ, hoán dụ, nói quá, nói giảm nói tránh.
Đối với học sinh lớp 8 và lớp 9: Nhận biết và phân tích được tác dụng của các biện pháp tu từ như điệp ngữ, chơi chữ, nói mỉa, nghịch ngữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?