Đáp án đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tội phạm tỉnh Tuyên Quang năm 2024?

Đáp án đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tội phạm tỉnh Tuyên Quang năm 2024?

Đáp án đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tội phạm tỉnh Tuyên Quang năm 2024?

Căn cứ theo Thể lệ Cuộc thi Tại đây, đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tội phạm tỉnh Tuyên Quang năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 15/9/2024 đến hết ngày 30/9/2024 theo hình thức trắc nghiệm trực tuyến trên Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Tuyên Quang tại: https://pbgdpl.tuyenquang.gov.vn/TN/dangky.aspx

Dưới đây là đáp án đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tội phạm tỉnh Tuyên Quang năm 2024 có thể tham khảo:

Câu 1: Nội dung nào dưới đây là thông tin trên không gian mạng có nội dung kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng: Kêu gọi, vận động, xúi giục, đe dọa, gây chia rẽ, tiến hành hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân.

Câu 2: Người cố ý phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử làm lây nhiễm từ 200 phương tiện điện tử đến dưới 500 phương tiện điện tử hoặc hệ thống thông tin có từ 200 người sử dụng đến dưới 500 người sử dụng thì bị: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Câu 3: Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy có mức hình phạt chính cao nhất là: Tù chung thân.

Câu 4: Người phạm tội sản xuất trái phép chất ma túy có thể bị phạt tiền từ: 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

Câu 5: Người vận chuyển trái phép Heroine có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thì bị phạt tù: Từ 02 năm đến 07 năm.

Câu 6: Thời hạn cai nghiện ma túy bắt buộc đối với người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi là: Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

Câu 7: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn cho thuê, cho mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, nếu không thuộc trường hợp tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy thì bị phạt tù: Từ 02 năm đến 07 năm.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây không phải là hành vi bị nghiêm cấm trong phòng, chống ma túy: Giao nhận, quản lý, kiểm soát, lưu giữ, cấp phát, bảo quản chất ma túy, tiền chất theo quy định của pháp luật.

Câu 9: Người mua bán trái phép chất ma túy có tổ chức thì bị phạt tù: Từ 07 năm đến 15 năm.

Câu 10: Người tổ chức cho người từ đủ 13 tuổi đến dưới 18 tuổi sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào thì bị phạt tù: Từ 07 năm đến 15 năm.

Câu 11: Nội dung nào dưới đây không phải là tình huống nguy hiểm về an ninh mạng: Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông.

Câu 12: Hành vi nào dưới đây không phải là hành vi gián điệp mạng; xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật công tác, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư trên không gian mạng: Nghe, ghi âm, ghi hình các cuộc đàm thoại theo quy định của pháp luật.

Câu 13: Đối tượng nào dưới đây không thuộc trường hợp xác định tình trạng nghiện ma túy: Người đứng đầu cơ sở cai nghiện ma túy.

Câu 14: Thời hạn quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy là bao nhiêu năm kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định quản lý: 01 năm.

Câu 15: Người thu thập, tàng trữ, trao đổi, mua bán, công khai hóa trái phép thông tin về tài khoản ngân hàng của người khác, thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên thì bị: Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Câu 16: Người cố ý vượt qua cảnh báo, mã truy cập, tường lửa, sử dụng quyền quản trị của người khác hoặc bằng phương thức khác xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác chiếm quyền điều khiển; can thiệp vào chức năng hoạt động của phương tiện điện tử; lấy cắp, thay đổi, hủy hoại, làm giả dữ liệu hoặc sử dụng trái phép các dịch vụ thì bị: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 17: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy có mức hình phạt chính cao nhất là: Tù chung thân.

Câu 18: Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong phòng, chống ma túy: Phối hợp với gia đình, cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương để quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên, học viên về phòng, chống ma túy.

Câu 19: Nội dung nào dưới đây là trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong phòng, chống ma túy: Tuyên truyền, vận động Nhân dân phát hiện, tố giác, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy.

Câu 20: Người dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần của người khác để buộc họ phải sử dụng trái phép chất ma túy trái với ý muốn của họ, thì bị phạt tù: Từ 02 năm đến 07 năm.

Câu 21: Nội dung nào dưới đây không phải là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng không gian mạng: Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về an ninh mạng.

Câu 22: Người có trách nhiệm trong quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần mà thực hiện hành vi vi phạm quy định về xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện hoặc thuốc hướng thần có tổ chức thì bị phạt tù: Từ 05 năm đến 10 năm.

Câu 22: Tội sản xuất trái phép chất ma túy có mức hình phạt chính cao nhất là: Tử hình.

Câu 24: Người sản xuất trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù: Từ 02 năm đến 07 năm.

Câu 25: Trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xét nghiệm dương tính của người cư trú tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm ra quyết định và tổ chức quản lý người sử dụng trái phép chất ma túy cư trú tại địa phương: 03 ngày làm việc.

Câu 26: Nội dung nào dưới đây là thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân.

Câu 27: Người sử dụng trái phép tần số vô tuyến điện dành riêng cho mục đích cấp cứu, an toàn, tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, quốc phòng, an ninh vào mục đích khác, gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên thì bị: Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 28: Người sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật có tính chất chuyên nghiệp thì bị: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Câu 29: Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại cơ sở cai nghiện ma túy là: Từ đủ 06 tháng đến 12 tháng.

Câu 30: Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản có mức hình phạt chính cao nhất là: 20 năm tù.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/04092024/phong-chong-toi-pham%20(1).jpg

Đáp án đợt 2 Cuộc thi Tìm hiểu pháp luật về phòng chống tội phạm tỉnh Tuyên Quang năm 2024? (Hình từ Internet)

Hành vi bạo lực gia đình bao gồm những hành vi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

- Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

- Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Lưu ý: Các hành vi nêu trên được thực hiện giữa người đã ly hôn; người chung sống như vợ chồng; người là cha, mẹ, con riêng, anh, chị, em của người đã ly hôn, của người chung sống như vợ chồng; người đã từng có quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi với nhau cũng được xác định là hành vi bạo lực gia đình.

Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình tập trung vào các đối tượng dưới đây:

- Người bị bạo lực gia đình;

- Người có hành vi bạo lực gia đình;

- Trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; người sống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

- Người thường xuyên có hành vi cổ xúy cho bạo lực, kỳ thị, phân biệt đối xử về giới, giới tính, định kiến giới;

- Người chuẩn bị kết hôn.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào