Tư nhân hóa trong hoạt động liên kết báo chí bao gồm những biểu hiện nào?
Tư nhân hóa trong hoạt động liên kết báo chí bao gồm những biểu hiện nào?
Tại Mục 4 Tiêu chí nhận diện “báo hóa tạp chí”, “báo hóa” trang thông tin điện tử, “báo hóa” mạng xã hội và biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí ban hành kèm theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022 có quy định về các tiêu chí xác định biểu hiện tư nhân hóa trong hoạt động liên kết báo chí như sau:
Cơ quan báo chí giao chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình cho văn phòng đại diện, nhóm phóng viên hoặc đối tác hợp tác chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động, thực hiện liên doanh liên kết theo hướng người đứng đầu cơ quan báo chí buông lỏng quản lý, ủy quyền, chuyển giao quyền quản lý, điều hành, quyết định một phần hoặc toàn bộ nội dung chuyên trang, chuyên mục, chương trình, kênh chương trình liên kết trên thực tế cho đối tác để đổi lấy lợi ích.
[1] Đối với báo, tạp chí điện tử:
- Đơn vị liên kết có dấu hiệu được can thiệp vào hệ thống máy chủ để đăng, sửa, gỡ tin, bài.
- Hoạt động liên kết tạo lợi ích kinh tế, thương hiệu, ảnh hưởng cho phía đối tác liên kết chênh lệch nhiều hơn so với lợi ích, sự ảnh hưởng của cơ quan báo chí.
- Đối tác liên kết sử dụng cơ quan báo chí để “rửa nguồn”, “cấy nguồn” cho những tin, bài tự sản xuất để đăng tải; tin bài đăng lại của cơ quan báo chí nhưng sử dụng hình ảnh đóng dấu nhận diện thương hiệu của đối tác liên kết.
- Cơ quan báo chí cấp giấy giới thiệu cho nhân sự của đối tác liên kết để tác nghiệp báo chí.
- Nội dung tin, bài đăng tải trên các sản phẩm của cơ quan báo chí theo chủ đề, đề tài phục vụ lĩnh vực, tiêu chí của đối tác liên kết, mất cân đối về tỷ lệ thông tin, không đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí.
[2] Đối với phát thanh, truyền hình:
- Doanh nghiệp truyền thông, quảng bá chương trình, kênh chương trình liên kết với đài phát thanh, đài truyền hình ngay trong chương trình, kênh chương trình và trên các phương tiện truyền thông tạo nhận thức cho khán, thính giả đây là sản phẩm báo chí của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp đăng tải các chương trình tin tức, truyền hình do doanh nghiệp tự sản xuất trên mạng xã hội nước ngoài.
Trên đây là tổng hợp cá biểu hiện tư nhân hóa trong hoạt động liên kết báo chí theo Quyết định 1418/QĐ-BTTTT năm 2022.
Tư nhân hóa trong hoạt động liên kết báo chí bao gồm những biểu hiện nào? (Hình từ Internet)
Những đối tượng nào được thành lập cơ quan báo chí?
Tại Điều 14 Luật Báo chí 2016 có quy định về những đối tượng được thành lập cơ quan báo chí như sau:
- Cơ quan của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam được thành lập cơ quan báo chí.
- Cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học 2012; tổ chức nghiên cứu khoa học, tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được tổ chức dưới hình thức viện hàn lâm, viện theo quy định của Luật khoa học và công nghệ 2013; bệnh viện cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên được thành lập tạp chí khoa học.
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chí hiện nay được quy định tại Điều 17 Luật Báo chí 2016, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 20 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018. Cụ thể:
- Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, Mục đích phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ; chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đối với báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụ kết nối (đối với báo điện tử).
- Có phương án về tổ chức và nhân sự bảo đảm hoạt động của cơ quan báo chí; có người đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Báo chí 2016 để đảm nhiệm chức vụ người đứng đầu cơ quan báo chí.
- Có tên và hình thức trình bày tên cơ quan báo chí; tên và hình thức trình bày tên ấn phẩm báo chí; tên và biểu tượng kênh phát thanh, kênh truyền hình; tên và hình thức trình bày tên chuyên trang của báo điện tử.
- Có trụ sở và các Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật; phương án tài chính; có các giải pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn, an ninh thông tin; đối với báo điện tử phải có ít nhất một tên miền “.vn” đã đăng ký phù hợp với tên báo chí và sử dụng hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam; đối với báo nói, báo hình phải có phương án, kế hoạch thuê hoặc sử dụng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng.
- Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý các cơ quan báo chí?
Tại Điều 7 Luật Báo chí 2016 có quy định về thẩm quyền quản lý các cơ quan báo chí như sau:
Điều 7. Cơ quan quản lý nhà nước về báo chí
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về báo chí.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về báo chí.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm quản lý nhà nước về báo chí tại địa phương.
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước về báo chí bao gồm:
- Chính phủ
- Bộ Thông tin và Truyền thông, Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DN mua vé máy bay cho NLĐ nước ngoài làm việc tại Việt Nam về phép có tính thuế TNCN khi chi trả hơn 01 lần trong năm không?
- Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
- Hướng dẫn mới của Bộ Y tế về thanh toán tiền khám bệnh BHYT đối với dịch vụ kỹ thuật y tế từ 01/01/2025?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Truyền thống Đoàn - Hội - Đội và Văn hóa vùng đất, con người Sóc Trăng năm 2024?
- Tỷ lệ Chiến sĩ thi đua cơ sở 2024 mới nhất là bao nhiêu?