Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm biển, tôm sú bố mẹ được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8399 : 2010?
Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm biển, tôm sú bố mẹ được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8399 : 2010?
Tiêu chuẩn TCVN 8399 : 2010 áp dụng đối với tôm bố mẹ của loài tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798).
Căn cứ theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8399 : 2010 quy định yêu cầu kỹ thuật chọn tôm biển, tôm sú bố mẹ như sau:
(1) Chọn tôm sú bố mẹ cho sinh sản
Tôm sú bố mẹ thành thục sử dụng để sinh sản phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật quy định trong Bảng 1.
Bảng 1 - Yêu cầu đối với tôm sú bố mẹ cho sinh sản
Bảng 2 - Mức độ nhiễm bệnh cho phép của tôm sú mẹ
(2) Sử dụng tôm mẹ cho sinh sản tối đa
Tôm sú mẹ cho sinh sản tối đa không quá 3 lần/vòng đời.
Yêu cầu kỹ thuật chọn tôm biển, tôm sú bố mẹ được quy định theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8399 : 2010? (Hình từ Internet)
Phương pháp kiểm tra đối với tôm bố mẹ của loài tôm sú được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8399 : 2010 quy định phương pháp kiểm tra đối với tôm bố mẹ của loài tôm sú như sau:
(1) Dụng cụ kiểm tra
Một số dụng cụ chủ yếu để kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng của tôm sú mẹ cho sinh sản được quy định trong Bảng 3.
Bảng 3 - Dụng cụ chủ yếu để kiểm tra chất lượng tôm bố mẹ
(2) Lấy mẫu
Số lượng mẫu cần kiểm tra gồm toàn bộ số tôm mẹ chọn để cho sinh sản ngay.
Dùng vợt vớt từng cá thể thả vào chậu chứa nước sạch, có độ mặn như ở nơi nuôi dưỡng.
(3) Kiểm tra các chỉ tiêu cơ quan sinh dục của tôm
- Buồng trứng
+ Kiểm tra buồng trứng từng cá thể ở trong chậu chứa mẫu.
+ Quan sát bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tự nhiên có thể thấy được buồng trứng của tôm ở Giai đoạn 4 có màu xanh đậm, hoặc vàng nâu.
Lưu ý: Phân biệt các giai đoạn chín sinh dục của buồng trứng được quy định trong Bảng 4:
Bảng 4 – Phân biệt các giai đoạn chin sinh dục của buồng trứng
- Túi chứa tinh
Nhẹ nhàng lật ngửa tôm cái trong chậu, quan sát túi chứa tinh bằng mắt thường trong điều kiện ánh sáng tự nhiên: mức độ phồng, màu trắng sữa của túi chứa tinh, đánh giá mức độ nhiều hay ít tinh trong túi chứa tinh.
- Cơ quan giao vĩ
Nhẹ nhàng lật ngửa tôm đực trong chậu, quan sát cơ quan giao vĩ của tôm đực (petasma) bằng mắt thường, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên để chọn những cá thể có cơ quan giao vĩ không bị xây xát, dập nát.
(4) Xác định khối lượng của tôm bố mẹ
Nhẹ nhàng đặt tôm trên đĩa cân để xác định khối lượng. Yêu cầu thao tác nhanh, thời gian không kéo dài hơn 1 phút.
(5) Quan sát ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động, các phần phụ
Quan sát tôm trong chậu bằng mắt thường, trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Đánh giá các chỉ tiêu về ngoại hình, màu sắc, trạng thái hoạt động và các phần phụ của tôm mẹ chọn cho đẻ, phải theo quy định trong Bảng 1.
Căn cứ vào những dấu hiệu sau để đánh giá tôm khoẻ mạnh: hoạt động bình thường, không có dấu hiệu bệnh lý, màu sắc tươi sáng, cơ thể không bị tổn thương hoặc thân không có những đốm đỏ, đốm đen, đốm trắng; đỏ hoặc đen mang.
Ước lượng bằng mắt thường, để so sánh râu A2 và chiều dài toàn thân tính từ mũi chuỷ đến mút đốt đuôi.
Phát triển tạo giống thủy sản có được nhận hỗ trợ chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản không?
Căn cứ tại điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Thủy sản 2017 quy định chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản như sau:
Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản
[...]
2. Trong từng thời kỳ và khả năng của ngân sách, Nhà nước hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:
a) Phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác;
b) Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề trong hoạt động thủy sản;
c) Thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản;
d) Xây dựng trung tâm nghề cá lớn;
đ) Mua bảo hiểm nuôi trồng thủy sản trên biển và hải đảo; bảo hiểm thuyền viên; bảo hiểm thân tàu, trang thiết bị cho tàu cá khai thác thủy sản trên biển từ vùng khơi trở ra;
e) Phát triển hoạt động thủy sản từ vùng khơi trở ra; khôi phục sản xuất khi có sự cố môi trường, thiên tai, dịch bệnh; hỗ trợ ngư dân trong thời gian cấm khai thác thủy sản, chuyển đổi nghề nhằm giảm cường lực khai thác thủy sản ven bờ;
g) Xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản.
[...]
Theo đó, phát triển khoa học và công nghệ, trong đó ưu tiên công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong lĩnh vực tạo giống thủy sản; sản xuất sản phẩm thủy sản quốc gia, sản phẩm thủy sản chủ lực; sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; công nghệ chế biến phụ phẩm thành thực phẩm hoặc làm nguyên liệu cho ngành kinh tế khác được nhận hỗ trợ chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản.
Như vậy, phát triển tạo giống thủy sản được nhận hỗ trợ chính sách của Nhà nước trong hoạt động thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?