Biển báo an toàn gồm mấy loại? Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn hiện nay là bao nhiêu?
Biển báo an toàn gồm mấy loại?
Tại Tiểu mục 3.7 Mục 3 TCVN 13456:2022 có quy định cụ thể như sau:
3. Thuật ngữ và định nghĩa
[...]
3.7
Biển báo an toàn (safety sign)
Các biển báo (biển báo chỉ hướng thoát nạn và biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn) cung cấp các chỉ dẫn thoát nạn thông qua sự kết hợp của màu sắc, hình dạng và một số ký hiệu hình học hoặc chữ (ISO 3864-1 /TCVN 4879:1989 / TCVN 8092:2009). Biển báo an toàn gồm 2 loại: biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài và biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên trong.
3.8
Biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài (externally illuminated safety sign)
Biển báo được chiếu sáng bởi một nguồn sáng từ bên ngoài (xem hình A.1).
3.9
Biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên trong (internally illuminated safety sign)
Biển báo được chiếu sáng bởi một nguồn sáng từ bên trong.
[...]
Như vậy, biển báo an toàn gồm 2 loại, bao gồm:
- Biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài (externally illuminated safety sign)
Biển báo được chiếu sáng bởi một nguồn sáng từ bên ngoài
- Biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên trong (internally illuminated safety sign)
Biển báo được chiếu sáng bởi một nguồn sáng từ bên trong.
Biển báo an toàn gồm mấy loại? Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ tại tiết 5.2.8 Tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 13456:2022 quy định về chiều cao lắp đặt biển báo an toàn như sau:
5.2 Chỉ dẫn thoát nạn
[...]
5.2.8 Chiều cao lắp đặt biển báo an toàn
Biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) phải lắp đặt ở độ cao từ 2 m đến 2,7 m so với mặt sàn, hoặc ngay trên cửa nếu cửa có chiều cao lớn hơn 2,7 m. Các khu vực không được bảo vệ chống khói khiến khói tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn nên được gắn thấp hơn trần nhà tối thiểu 0,5 m để tránh bị ngập khói và không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài.
5.2.9 Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn
-Tại các tầng có diện tích lớn hơn 1000 m2 hoặc có từ hai lối ra thoát nạn trở lên phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.6).
- Trong các phòng nghỉ của của khách sạn và các cơ sở lưu trú, cho thuê phòng ở phải có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn (xem hình A.7).
- Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn gồm hai phần: phần chỉ dẫn bằng chữ và phần ký hiệu hình học. Sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn phải được niêm yết ở các vị trí dễ nhận biết, dễ thấy và vị trí có người thường xuyên qua lại (xem hình A.6).
+ Phần ký hiệu hình học bao gồm mặt bằng của tầng; lối ra và chỉ hướng đường thoát nạn; cầu thang bộ; vị trí của sơ đồ tại tầng; vị trí đặt phương tiện, thiết bị chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (ký hiệu phù hợp với quy định tại TCVN 4879:1989 và TCVN 5053 : 1990).
Như vậy, theo quy định chiều cao lắp đặt biển báo an toàn hiện nay được quy định cụ thể như sau:
- Các biển báo an toàn (không bao gồm biển báo an toàn tầm thấp) đảm bảo phải được lắp đặt ở độ cao từ 2 - 2,7m so với mặt sàn, hoặc được lắp đặt ngay ở trên của mà có chiều cao lớn hơn 2,7m.
- Các khu vực không được bảo vệ chống khói là cho khói bị tích tụ có thể che khuất thì biển báo an toàn cần được lắp đặt tại vị trí thấp hơn trần nhà tối thiểu là 0,5m để tránh bị ngập khói, đồng thời không được lắp đặt biển báo an toàn được chiếu sáng từ bên ngoài vào.
Độ chói của biển báo an toàn phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản nào?
Căn cứ tại tiết 5.2.4 Tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 13456:2022 quy định cụ thể như sau:
5.2 Chỉ dẫn thoát nạn
[...]
5.2.4 Độ chói
Độ chói của biển báo an toàn phải bảo đảm như sau:
- Chế độ hoạt động không có sự cố: phải đảm bảo độ chói theo quy định của ISO 3864-1.
- Chế độ hoạt động khi có sự cố: độ chói tối thiểu của biển báo theo tất cả các hướng phải đạt 2 cd/m2; trường hợp cần thiết nhận thấy tầm nhìn có khả năng bị ảnh hưởng nhiều do khói sinh ra từ đám cháy, thì độ chói tối thiểu phải đạt 10 cd/m2(xem hình A.8).
Theo đó, độ chói của biển báo an toàn phải bảo đảm như sau:
- Chế độ hoạt động không có sự cố: phải đảm bảo độ chói theo quy định của ISO 3864-1.
- Chế độ hoạt động khi có sự cố: độ chói tối thiểu của biển báo theo tất cả các hướng phải đạt 2 cd/m2;
Lưu ý: Trường hợp cần thiết nhận thấy tầm nhìn có khả năng bị ảnh hưởng nhiều do khói sinh ra từ đám cháy, thì độ chói tối thiểu phải đạt 10 cd/m2.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai cấp THPT năm 2024?
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam được hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nào?
- Ban hành Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông?
- 29 tháng 11 là ngày gì? Ngày 29 tháng 11 là thứ mấy? 29 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024?