Các thiết bị cần thiết để kiểm định cầu đường sắt gồm những gì theo TCVN 11297:2016?
Các thiết bị cần thiết để kiểm định cầu đường sắt gồm những gì theo TCVN 11297:2016?
Căn cứ theo tiết 4.6.3 Tiểu mục 4.6 Mục 4 TCVN 11297:2016, các thiết bị cần thiết để kiểm định cầu đường sắt gồm có:
- Thiết bị đo chuyển vị- độ chính xác 0,01 mm và 0,1 mm.
- Tenxomet cơ học có cơ sở đo 100 mm, 200 mm và 300 mm.
- Thiết bị đo biến dạng tĩnh và động.
- Súng bật nảy thử cường độ bê tông.
- Thiết bị siêu âm dò khuyết tật bê tông, kim loại.
- Thiết bị đo dao động.
- Thước thép 50 m, 30 m, 10 m, 5 m, 3 m, 2 m.
- Dụng cụ đo chiều dày bản thép.
- Kính lúp đo độ phóng đại đạt yêu cầu.
- Các thiết bị cần thiết khác do Chủ đầu tư yêu cầu được thể hiện trong đề cương kiểm định và phương án kỹ thuật kiểm định được phê duyệt.
Lưu ý: Các thiết bị, máy móc sử dụng đo đạc kiểm định cầu đường sắt phải được căn chỉnh chính xác thường xuyên và được chứng nhận đảm bảo chất lượng, được phép sử dụng theo quy định hiện hành trước khi kiểm định.
Các thiết bị cần thiết để kiểm định cầu đường sắt gồm những gì theo TCVN 11297:2016? (Hình từ Internet)
Việc tính toán kiểm định và phục vụ thử tải cầu đường sắt trải qua mấy giai đoạn?
Căn cứ theo tiết 4.3.7 Tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 11297:2016, việc tính toán kiểm định và phục vụ thử tải cầu đường sắt (nếu cần thiết) phải trải qua hai giai đoạn gồm:
[1] Tính toán trước khi đo thử cầu
Căn cứ theo các số liệu điều tra khảo sát để tính toán về cầu theo hạng mục sau:
- Tính toán thủy văn, thủy lực (nếu cần thiết);
- Tính toán ứng suất và biến dạng của các chi tiết chủ yếu của kết cấu nhịp hoặc của các bộ phận có hư hỏng. Kết quả này sẽ dùng để so sánh với kết quả đo thử tải sau này;
- Tính toán các ứng suất, biến dạng của các bộ phận mố trụ (lún, nghiêng, lệch, v.v...);
- Tính toán chu kỳ dao động của kết cấu nhịp.
Khi tính toán có thể xét với nhiều hoạt tải khác nhau trong đó chú trọng xét hoạt tải đoàn tàu thực tế. Giả thiết kết cấu làm việc trong giai đoạn đàn hồi, hệ số xung kích (1+m) và hệ số phân bố ngang tạm thời lấy theo Quy trình được áp dụng để thiết kế xây dựng công trình. Diện tích chịu lực đã trừ diện tích ăn mòn của các bộ phận thép, bê tông và cốt thép - trường hợp bị lộ, ăn mòn cốt thép - được lấy theo điều tra khảo sát. Khi nghi ngờ có thể đưa ra vài giả định khác nhau để tính toán xem xét chung.
[2] Tính toán sau khi đo thử cầu
Sau khi đo thử cầu phải phân tích số liệu đo để rút ra các trị số thực tế và hệ số phân bố ngang hoạt tải, hệ số xung kích (1+m) ...Tiến hành tính toán lại với các trị số thực này. So sánh các trị số ứng suất, biến dạng, chuyển vị tính toán với số thực đo dưới cùng loại hoạt tải để phân tích hiệu chỉnh lại các giả thiết tính toán (đặc biệt là diện tích chịu lực của cấu kiện) cho kết quả tính toán lại phù hợp với kết quả đo ở mức độ nhất định.
Việc hiệu chỉnh các giả thiết này phải dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện các mặt. Có thể tính với vài phương án giả thiết khác nhau để phân tích xem xét và kết luận.
Sau khi tính lại với tải trọng khai thác thường xuyên hoặc tải trọng thử cầu để hiệu chỉnh các giả thiết và số liệu tính toán, cần tiến hành tính toán theo các trạng thái phá hoại về cường độ, về mỏi, về ổn định vị trí và ổn định hình dáng để đánh giá khả năng chịu lực giới hạn của cầu. So sánh chúng với các nội lực đo tải trọng cần xét gây ra để kết luận về khả năng thông xe của cầu.
Trường hợp nào cần kiểm định cầu đường sắt?
Căn cứ theo tiết 4.3.1 Tiểu mục 4.3 Mục 4 TCVN 11297:2016, các trường hợp cần kiểm định cầu đường sắt bao gồm:
- Khi cần đánh giá tổng thể chung trạng thái của cầu trên một đoạn tuyến.
- Khi cần xét khả năng thông xe cá biệt qua cầu đối với một loại hoạt tải khác thường so với các hoạt tải khai thác thường xuyên (về tải trọng trục, cự ly trục, tốc độ.v.v...)
- Khi có nghi vấn về khả năng khai thác cầu sau thiên tai (lụt, bão, động đất.v.v...) hoặc tai nạn nào đó (cháy, nổ, va xô.v.v...) làm ảnh hưởng xấu đến cầu.
- Khi phát hiện cầu hoặc bộ phận cầu có những hư hỏng có thể ảnh hưởng đến khả năng khai thác của cầu (tuổi thọ, độ bền.v.v...).
- Khi định kỳ sau một số năm cần đánh giá lại cầu về mọi mặt.
- Khi sửa chữa tăng cường cầu.
- Sau khi kết thúc xây dựng cầu, để đánh giá tổng thể trước khi đưa công trình vào khai thác sử dụng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Một số trường hợp phải xét các bài toán riêng về tính toán động học, về tính toán trượt sâu của móng mố trụ cầu, v.v...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?