08 phương thức cho vay vốn kinh doanh mới nhất? Thời hạn cho vay vốn kinh doanh là bao lâu?
08 phương thức cho vay vốn kinh doanh mới nhất hiện nay?
Tại Điều 27 Thông tư 39/2016/TT-NHNN được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 06/2023/TT-NHNN có quy định các phương thức cho vay vốn kinh doanh như sau:
Điều 27. Phương thức cho vay
Tổ chức tín dụng thỏa thuận với khách hàng việc áp dụng các phương thức cho vay như sau:
1. Cho vay từng lần: Mỗi lần cho vay, tổ chức tín dụng và khách hàng thực hiện thủ tục cho vay đối với khách hàng và giao kết thỏa thuận cho vay.
2. Cho vay hợp vốn: Là việc có từ hai tổ chức tín dụng trở lên cùng thực hiện cho vay đối với khách hàng để thực hiện một phương án, dự án vay vốn.
3. Cho vay lưu vụ: Là việc tổ chức tín dụng thực hiện cho vay đối với khách hàng để nuôi trồng, chăm sóc các cây trồng, vật nuôi có tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản xuất liền kề trong năm hoặc các cây lưu gốc, cây công nghiệp có thu hoạch hàng năm. Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận dư nợ gốc của chu kỳ trước tiếp tục được sử dụng cho chu kỳ sản xuất tiếp theo nhưng không vượt quá thời gian của 02 chu kỳ sản xuất liên tiếp.
4. Cho vay theo hạn mức: Tổ chức tín dụng xác định và thỏa thuận với khách hàng hạn mức cho vay tối đa duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Một năm ít nhất một lần, tổ chức tín dụng xem xét xác định lại hạn mức cho vay tối đa và thời gian duy trì hạn mức này.
5. Cho vay theo hạn mức dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức cho vay dự phòng đã thỏa thuận (ngoài phạm vi hạn mức cho vay đã thỏa thuận). Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức cho vay dự phòng nhưng không vượt quá 01 (một) năm.
6. Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng một mức thấu chi tối đa để thực hiện dịch vụ thanh toán trên tài khoản thanh toán. Mức thấu chi tối đa được duy trì trong một khoảng thời gian tối đa 01 (một) năm.
[...]
Như vậy, có 08 phương thức cho vay vốn kinh doanh của ngân hàng như sau:
(1) Cho vay từng lần
(2) Cho vay hợp vốn
(3) Cho vay lưu vụ
(4) Cho vay theo hạn mức
(5) Cho vay theo hạn mức dự phòng
(6) Cho vay theo hạn mức thấu chi trên tài khoản thanh toán
(7) Cho vay quay vòng
(8) Cho vay tuần hoàn (rollover)
Ngoài ra, còn có các phương thức cho vay khác được kết hợp các phương thức cho vay trên, phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khoản vay.
08 phương thức cho vay vốn kinh doanh mới nhất? Thời hạn cho vay vốn kinh doanh là bao lâu? (Hình từ Internet)
Thời hạn cho vay vốn kinh doanh là bao lâu?
Tại Điều 28 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về thời hạn cho vay như sau:
Điều 28. Thời hạn cho vay
1. Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về thời hạn cho vay.
2. Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng; đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
Như vậy, thời hạn cho vay vốn kinh doanh sẽ do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận dựa vào chu kỳ hoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của ngân hàng.
- Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam:
Thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng;
- Đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam:
Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
Ngân hàng tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc gì?
Tại Điều 17 Thông tư 39/2016/TT-NHNN có quy định về thẩm định và quyết định cho vay như sau:
Điều 17. Thẩm định và quyết định cho vay
1. Tổ chức tín dụng thẩm định khả năng đáp ứng các điều kiện vay vốn của khách hàng theo quy định tại Điều 7 Thông tư này để xem xét quyết định cho vay. Trong quá trình thẩm định, tổ chức tín dụng được sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, kết hợp với các thông tin tại Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam, các kênh thông tin khác.
2. Tổ chức tín dụng phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
3. Trường hợp quyết định không cho vay, tổ chức tín dụng thông báo cho khách hàng lý do khi khách hàng có yêu cầu.
Như vậy, ngân hàng tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc phân định trách nhiệm giữa khâu thẩm định và quyết định cho vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tự ý ghi hình người khác đăng lên mạng xã hội với thông tin sai sự thật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Khi lấy lời khai người bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải thông báo cho những ai?
- Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được sử dụng nhà ở phục vụ vào mục đích gì?
- Danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025 cập nhật mới nhất năm 2024?
- Thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?