Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ miễn nhiệm, cách chức như sau:
Điều 16. Miễn nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
2. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
3. Cảnh sát viên, Trinh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.
Như vậy, trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam bị miễn nhiệm trong những trường hợp sau:
- Trinh sát viên có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.
- Trinh sát viên đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác.
- Trinh sát viên đương nhiên mất chức danh khi bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật hoặc bị kỷ luật bằng hình thức tước quân hàm sĩ quan.
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục và hồ sơ miễn nhiệm, cách chức như sau:
Điều 24. Trình tự, thủ tục và hồ sơ miễn nhiệm, cách chức
1. Trình tự, thủ tục miễn nhiệm, cách chức
a) Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
b) Cơ quan Thường trực của hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
c) Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
d) Căn cứ vào kết quả họp xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
đ) Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
e) Căn cứ vào kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
[...]
Như vậy, trình tự, thủ tục miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển xét và lập hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam, thông qua cấp ủy và gửi Hội đồng tuyển chọn;
Bước 2: Cơ quan Thường trực của hội đồng tuyển chọn thẩm định hồ sơ đề nghị miễn nhiệm của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển và tổng hợp, báo cáo Hội đồng tuyển chọn;
Bước 3: Hội đồng tuyển chọn họp, xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
Bước 4: Căn cứ vào kết quả họp xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên, Hội đồng tuyển chọn báo cáo Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam;
Bước 5: Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam thông qua Báo cáo kết quả xét hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên của Hội đồng tuyển chọn;
Bước 6: Căn cứ vào kết quả thông qua của Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, Hội đồng tuyển chọn đề nghị Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 24 Thông tư 177/2019/TT-BQP, thì hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam gồm những giấy tờ sau:
- Công văn của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản nhận xét quá trình công tác của cơ quan, đơn vị đối với cá nhân được đề nghị miễn nhiệm
- Danh sách cán bộ được đề nghị miễn nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Lý lịch (trích yếu 63) của cán bộ được đề nghị miễn nhiệm có dán ảnh thẻ cỡ 4 cm x 6 cm, do cơ quan cán bộ trích;
- Bản gốc giấy chứng nhận Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản sao quyết định bổ nhiệm Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam;
- Bản sao quyết định kỷ luật, quyết định nghỉ hưu, quyết định chuyển công tác (nếu có);
- Giấy tờ, tài liệu khác theo yêu cầu của Hội đồng tuyển chọn;
Lưu ý, Không lập hồ sơ miễn nhiệm đối với các trường hợp đương nhiên miễn nhiệm theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 16 Thông tư 177/2019/TT-BQP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cây ATM có hoạt động vào dịp tết Nguyên đán 2025 không?
- Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới nhất là Luật nào?
- Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
- Chế độ tuyển thẳng, ưu tiên tuyển sinh lớp 10 theo quy định mới năm 2025?
- Quyền yêu cầu sửa đổi bổ sung nội dung hợp đồng lao động thuộc về ai?