Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Cảnh sát biển năm 2018

Cảnh sát biển đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, an ninh, an toàn vùng biển, đảo của tổ quốc

Vị trí, chức năng của Cảnh sát biển Việt Nam

Căn cứ theo Theo Điều 3 Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 quy định Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.

Cảnh sát biển Việt Nam có chức năng tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất với Đảng, Nhà nước về chính sách, pháp luật bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trong vùng biển Việt Nam; quản lý về an ninh, trật tự, an toàn và bảo đảm việc chấp hành pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thỏa thuận quốc tế theo thẩm quyền.

Như vậy, Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển.

Hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?

Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP có quy định về hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

*Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.

*Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam:
 
+ Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4;
 
+ Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 1; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 2; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 3; Đoàn Đặc nhiệm phòng chống tội phạm ma túy số 4;
 
+ Đoàn Trinh sát số 1; Đoàn Trinh sát số 2;
 
+ Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ Cảnh sát biển.
 
+ Các cơ quan, đơn vị đầu mối và cấp cơ sở trực thuộc các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 61/2019/NĐ-CP
 
Như vậy, hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam bao gồm: Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển và các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam; đơn vị cấp cơ sở
 
(Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Cảnh sát biển năm 2018. Nguồn hình: Internet)
 

Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?

Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 61/2019/NĐ-CP quy định về phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 1 quản lý vùng biển từ cửa sông Bắc Luân tỉnh Quảng Ninh đến đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 2 quản lý vùng biển từ đảo Cồn Cỏ tỉnh Quảng Trị đến Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 quản lý vùng biển từ Cù Lao Xanh tỉnh Bình Định đến bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh; Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 quản lý vùng biển từ bờ Bắc cửa Định An tỉnh Trà Vinh đến Hà Tiên tỉnh Kiên Giang.

Phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý của các đơn vị quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 và khoản 3 Nghị định 61/2019/NĐ-CP do Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quy định.

Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Cảnh sát biển năm 2018

1

Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018

Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của Cảnh sát biển Việt Nam; chế độ, chính sách đối với Cảnh sát biển Việt Nam; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

2

Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Nghị định 61/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 28/08/2019 quy định về tổ chức; trang phục; cờ hiệu, màu sắc, dấu hiệu nhận biết tàu thuyền, xuồng, máy bay; chế độ, chính sách của Cảnh sát biển Việt Nam và trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phối hợp hoạt động đối với Cảnh sát biển Việt Nam. Trong đó cần lưu ý một số quy định quan trọng sau:

Điều 4 quy định về Chức danh pháp lý của Cảnh sát biển Việt Nam;

Điều 5 quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát biển Việt Nam;

Điều 7 quy định về hệ thống tổ chức của Cảnh sát biển Việt Nam;

Điều 9 quy định về phạm vi hoạt động, địa bàn quản lý.

 

3

Nghị định 22/2024/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 82/2016/NĐ-CP quy định về quân hiệu, cấp hiệu, phù hiệu và trang phục của Quân đội nhân dân Việt Nam và Nghị định 61/2019/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cảnh sát biển Việt Nam

Nghị định 22/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 27/02/2024 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 61/2019/NĐ-CP. Trong đó cần lưu ý một số quy định sau đã bị sửa đổi:

Khoản 1 Điều 2 sửa đổi Điều 11 quy định về cảnh hiệu trong trang phục của Cảnh sát biển;

Khoản 2 Điều 2 sửa đổi Điều 13 quy định về phù hiệu trong trang phục của Cảnh sát biển;

Khoản 3 Điều 2 sửa đổi Điều 18 quy định về Cảnh phục, lễ phục của Cảnh sát biển;

Sửa đổi phụ lục nghị định số 61/2019/nđ-cp  mẫu các trang phục của cảnh sát biển Việt Nam

 

4

Thông tư 168/2020/TT-BQP quy định về kiểu mẫu, màu sắc trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ và trang phục công tác của Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Thông tư 168/2020/TT-BQP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09/02/2021 quy định về kiểu mẫu, màu sắc trang phục thường dùng, trang phục dã chiến, trang phục nghiệp vụ và trang phục công tác của Cảnh sát biển Việt Nam.

5

Thông tư 87/2020/TT-BQP quy định về màu sắc và dấu hiệu nhận biết trên các bộ phận khác của từng loại máy bay Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Thông tư 87/2020/TT-BQP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 22/8/2020 quy định chi tiết màu sắc và dấu hiệu nhận biết trên các bộ phận khác của từng loại máy bay Cảnh sát biển Việt Nam.

6

Thông tư 15/2019/TT-BQP về quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành

Thông tư 15/2019/TT-BQP có hiệu lực từ ngày 01/07/2019 quy định quy trình tuần tra, kiểm tra, kiểm soát của Cảnh sát biển Việt Nam.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 52.15.241.87
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!