Thông tin trên mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?

Thông tin trên mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào? Thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên là bao lâu?

Thông tin trên mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 25 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

- Giấy chứng nhận hình chữ nhật, được sản xuất bằng chất liệu nhựa, ngoài cùng của hai mặt có phủ lớp màng nhựa mỏng trong suốt, kích thước rộng 55 mm, dài 85 mm.

- Giấy chứng nhận có hai mặt, quy định cụ thể như sau:

(1) Mặt trước

- Nền màu vàng nhạt, chính giữa có logo Cảnh sát biển Việt Nam in chìm. Phía trên cùng, ở giữa là hai dòng chữ in hoa, cỡ chữ 12 đứng đậm, font chữ Times New Roman:

CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM

VIETNAM COAST GUARD

Các dòng tiếp theo là thông tin về người được cấp Giấy chứng nhận: Số/Number; Họ và tên/Full name; số hiệu sĩ quan/Officer Number; Đơn vị/Unit (font chữ Times New Roman, cỡ chữ 8); Cảnh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp/Junior Investigator, Mid-level Investigator, Senior Investigator; Trinh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp/Junior Superintendent, Mid-level Superintendent, Senior Superintendent.

- Dưới phần ghi thông tin có dòng chữ: Được thực hiện phòng, chống tội phạm, vi phạm theo quy định của pháp luật (font chữ Times New Roman, cỡ chữ 7, in đậm).

- Góc dưới cùng, bên phải là dòng chữ “Hà Nội, ngày/D.....tháng / M....năm/ Y...” (font chữ Times New Roman, in nghiêng, cỡ chữ 6); dòng dưới là “Tư lệnh Cảnh sát biển/Commandant” (font chữ Times New Roman, in nghiêng, cỡ chữ 6, in đậm).

- Góc dưới cùng bên trái là dòng chữ “Có giá trị đến/Date of Expiry:” (font chữ Times New Roman, cỡ chữ 4, in thường).

(2) Mặt sau

Nền màu đỏ cờ, giữa khung in nổi hình Quốc huy đường kính 25 mm;

Phía trên hình Quốc huy là hai dòng chữ in hoa, cỡ chữ 10.5 đứng đậm, màu vàng, font chữ Times New Roman:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Phía dưới hình Quốc huy là hai dòng chữ in hoa, cỡ chữ 10 đứng đậm, màu vàng, font chữ Times New Roman:

CHỨNG NHẬN CẢNH SÁT VIÊN/CHỨNG NHẬN TRINH SÁT VIÊN

INVESTIGATOR INDENTIFICATION/SUPERINTENDENT INDENTIFICATION

(3) Mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 177/2019/TT-BQP.

Thông tin trên mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên được quy định thế nào?

Thông tin trên mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 26 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên như sau:

Điều 26. Thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên là 05 (năm) năm, tính từ ngày Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên, Trinh sát viên.
2. Giấy chứng nhận Cảnh sát viên, Trinh sát viên được thu hồi khi hết hạn sử dụng hoặc trong trường hợp Cảnh sát viên, Trinh sát viên được miễn nhiệm hoặc bị cách chức theo quy định của Thông tư này.

Như vậy, thời hạn sử dụng Giấy chứng nhận Cảnh sát viên là 05 (năm) năm, tính từ ngày Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam quyết định bổ nhiệm Cảnh sát viên.

Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên như sau:

- Bảo đảm tập trung dân chủ, tập thể cấp ủy quyết định, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên theo quy định của Thông tư 177/2019/TT-BQP, quy định của Đảng, của Quân ủy Trung ương và quy định của pháp luật có liên quan.

- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cảnh sát viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Bảo đảm tính chuyên nghiệp và bám sát thực tiễn, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Cảnh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tên gọi, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ.

- Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được tuyển chọn để bổ nhiệm và giữ một chức danh Cảnh sát viên.

- Cảnh sát viên khi được luân chuyển, điều động công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được xem xét bổ nhiệm là Cảnh sát viên phù hợp vị trí công tác, nhiệm vụ được giao theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương 4 Thông tư 177/2019/TT-BQP.

Lưu ý: Các quy định về Cảnh sát viên sơ cấp trên được áp dụng đối với sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam, Cảnh sát viên, Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Cảnh sát biển
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát biển
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có dây lưng to có choàng vai nghiệp vụ canh gác theo mẫu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần áo nghiệp vụ thông tin đường dây của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểu mẫu, màu sắc mũ huấn luyện chiến đấu của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục nghiệp vụ công tác tàu của Cảnh sát biển Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục nghiệp vụ canh gác mùa đông của Cảnh sát biển Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trên mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì để được bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có mấy Bộ Tư lệnh vùng? Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam gồm cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát biển
Lê Nguyễn Minh Thy
182 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào