Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?

Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào? Cảnh sát viên cần đáp ứng tiêu chuẩn gì để được bổ nhiệm?

Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

- Bảo đảm tập trung dân chủ, tập thể cấp ủy quyết định, khách quan, công khai, minh bạch và tuân thủ đúng tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục, thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên theo quy định của Thông tư 177/2019/TT-BQP, quy định của Đảng, của Quân ủy Trung ương và quy định của pháp luật có liên quan.

- Bảo đảm sự ổn định, kế thừa, phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của đội ngũ Cảnh sát viên trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Bảo đảm tính chuyên nghiệp và bám sát thực tiễn, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Cảnh sát viên sơ cấp, trung cấp, cao cấp có cấp bậc quân hàm cao nhất được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tên gọi, cấp bậc quân hàm cao nhất đối với sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật - nghiệp vụ.

- Sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam được tuyển chọn để bổ nhiệm và giữ một chức danh Cảnh sát viên.

- Cảnh sát viên khi được luân chuyển, điều động công tác trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam được xem xét bổ nhiệm là Cảnh sát viên phù hợp vị trí công tác, nhiệm vụ được giao theo trình tự, thủ tục quy định tại Chương 4 Thông tư 177/2019/TT-BQP.

Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên được quy định thế nào?

Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm kỳ của Cảnh sát viên có thời hạn là bao nhiêu năm?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định nhiệm kỳ của Cảnh sát viên như sau:

Điều 5. Nhiệm kỳ của Cảnh sát viên, Trinh sát viên
Nhiệm kỳ của Cảnh sát viên, Trinh sát viên có thời hạn 05 (năm) năm, tính từ ngày được bổ nhiệm.

Như vậy, nhiệm kỳ của Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam có thời hạn 05 (năm) năm, tính từ ngày được bổ nhiệm.

Cảnh sát viên cần đáp ứng tiêu chuẩn gì để được bổ nhiệm?

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

(1) Là sĩ quan Cảnh sát biển Việt Nam đang tại ngũ, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp luật; phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng; có khả năng độc lập giải quyết vụ việc, giữ vững nguyên tắc, quy chế ngành Nghiệp vụ pháp luật Cảnh sát biển.

(2) Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát, Học viện Khoa học quân sự hoặc cử nhân luật.

(3) Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Thông tư 177/2019/TT-BQP.

(4) Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

(5) Trong trường hợp, do nhu cầu công tác cán bộ của cơ quan, đơn vị Cảnh sát biển, người có trình độ đại học các ngành khác có đủ tiêu chuẩn quy định tại (1) (2) (3) (4) , có thể được bổ nhiệm làm Cảnh sát viên.

Thành phần Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên gồm những ai?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 177/2019/TT-BQP quy định hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên như sau:

Điều 18. Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên, Trinh sát viên
1. Thành phần Hội đồng tuyển chọn, gồm:
a) Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng;
b) Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;
c) Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó chủ tịch Hội đồng;
d) Đại diện Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị làm Ủy viên;
đ) Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng làm Ủy viên;
e) Đại diện Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
g) Đại diện Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
h) Đại diện Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;
i) Trưởng phòng Pháp chế, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên kiêm Thư ký.
[...]

Như vậy, thành phần Hội đồng tuyển chọn Cảnh sát viên gồm:

- Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng;

- Phó Tư lệnh Pháp luật Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng;

- Phó Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam làm Phó chủ tịch Hội đồng;

- Đại diện Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị làm Ủy viên;

- Đại diện Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng làm Ủy viên;

- Đại diện Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;

- Đại diện Cục Chính trị, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;

- Đại diện Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên;

- Trưởng phòng Pháp chế, Cục Nghiệp vụ và Pháp luật, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam làm Ủy viên kiêm Thư ký.

Cảnh sát biển
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cảnh sát biển
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có dây lưng to có choàng vai nghiệp vụ canh gác theo mẫu như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quần áo nghiệp vụ thông tin đường dây của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểu mẫu, màu sắc mũ huấn luyện chiến đấu của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục nghiệp vụ công tác tàu của Cảnh sát biển Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục nghiệp vụ canh gác mùa đông của Cảnh sát biển Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Trinh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam bị miễn nhiệm trong những trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tin trên mẫu giấy chứng nhận Cảnh sát viên của Cảnh sát biển Việt Nam được quy định thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát viên sơ cấp của Cảnh sát biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện gì để được bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Cảnh sát biển Việt Nam có mấy Bộ Tư lệnh vùng? Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam gồm cơ quan nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cảnh sát biển
Lê Nguyễn Minh Thy
111 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Cảnh sát biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cảnh sát biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào