Người có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu bị cấm hoạt động trong vòng bao nhiêu năm?
- Người có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu bị cấm hoạt động trong vòng bao nhiêu năm?
- Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung nào?
- Người lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Người có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu bị cấm hoạt động trong vòng bao nhiêu năm?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 125. Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu
1. Thời gian cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm, bao gồm cả cá nhân thuộc chủ đầu tư, bên mời thầu:
a) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các khoản 1, 2, 4 và điểm a khoản 3 Điều 16 của Luật Đấu thầu;
b) Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi vi phạm điểm b, điểm c khoản 3; khoản 5; điểm g, h, i, k, l khoản 6; khoản 8; khoản 9 Điều 16 của Luật Đấu thầu;
[...]
Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Điều 16. Các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
1. Đưa, nhận, môi giới hối lộ.
2. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để gây ảnh hưởng, can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu dưới mọi hình thức.
3. Thông thầu bao gồm các hành vi sau đây:
a) Dàn xếp, thỏa thuận, ép buộc để một hoặc các bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu hoặc rút hồ sơ dự thầu để một bên trúng thầu;
b) Dàn xếp, thỏa thuận để từ chối cung cấp hàng hóa, dịch vụ, không ký hợp đồng thầu phụ hoặc thực hiện các hình thức thỏa thuận khác nhằm hạn chế cạnh tranh để một bên trúng thầu;
[...]
Theo quy định nêu trên thì người có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu sẽ bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm.
Người có hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu bị cấm hoạt động trong vòng bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 125. Xử lý vi phạm trong hoạt động đấu thầu
[...]
7. Quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung:
a) Tên người có thẩm quyền;
b) Tên tổ chức, cá nhân vi phạm;
c) Thời gian cấm bao gồm: thời gian cấm đối với hành vi vi phạm (nội dung vi phạm, căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm); thời gian cấm đối với hành vi vi phạm tiếp theo (nếu có); tổng thời gian cấm;
d) Phạm vi cấm;
đ) Hiệu lực thi hành: ngày có hiệu lực và ngày kết thúc hiệu lực.
8. Trường hợp tổ chức, cá nhân bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu không đồng ý với quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu thì có quyền khởi kiện ra Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
9. Thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định có hành vi vi phạm quy định tại Điều 16 của Luật Đấu thầu bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này và bị thu hồi chứng chỉ nghiệp vụ chuyên môn về đấu thầu.
Như vậy, quyết định cấm tham gia hoạt động đấu thầu bao gồm các nội dung sau:
- Tên người có thẩm quyền;
- Tên tổ chức, cá nhân vi phạm;
- Thời gian cấm bao gồm: thời gian cấm đối với hành vi vi phạm (nội dung vi phạm, căn cứ pháp lý để xử lý vi phạm); thời gian cấm đối với hành vi vi phạm tiếp theo (nếu có); tổng thời gian cấm;
- Phạm vi cấm;
- Hiệu lực thi hành: ngày có hiệu lực và ngày kết thúc hiệu lực.
Người lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 222. Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng
[...]
2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm:
a) Vì vụ lợi;
b) Có tổ chức;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
đ) Gây thiệt hại từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng.
3. Phạm tội gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Như vậy, người lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. Nếu gây thiệt hại 1.000.000.000 đồng trở lên thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân tự ý ghi hình người khác đăng lên mạng xã hội với thông tin sai sự thật bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Khi lấy lời khai người bị hại là người dưới 18 tuổi thì phải thông báo cho những ai?
- Bên thuê, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được sử dụng nhà ở phục vụ vào mục đích gì?
- Danh sách huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025 cập nhật mới nhất năm 2024?
- Thẩm định, phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?