Mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 tại tỉnh Bình Dương?
Mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 tại tỉnh Bình Dương?
Ngày 23/8/2024, Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương đã ban hành Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 -2025 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Theo đó, mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 được quy định như sau:
[1] Mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
[2] Đối với Trung tâm Giáo dục thường xuyên và Bồi dưỡng nghiệp vụ tỉnh, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thực hiện chương trình giáo dục phổ thông: mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn.
[3] Tiêu chí xác định địa bàn không đủ trường tiểu học công lập.
Xã, phường, thị trấn có cơ sở giáo dục tiểu học loại hình công lập, nhưng không đáp ứng được quy mô dân số độ tuổi cấp tiểu học trên địa bàn, định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định, cụ thể:
Trong đó:
- 35 là định mức học sinh/lớp theo tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 16 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT
- Dân số độ tuổi cấp tiểu học: (từ 06 đến 11 tuổi).
- Tổng số phòng học cấp tiểu học công lập: tổng số phòng học cấp tiểu học của cơ sở giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
Xã, phường, thị trấn thuộc tiêu chí nêu trên được xác định là địa bàn không đủ trường tiểu học công lập.
[4] Mức học phí đối với cấp tiểu học quy định tại Mục [1] dùng làm căn cứ để hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.
[5] Chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập thực hiện theo quy định của Chính phủ (trong đó, các đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo được xác định theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh).
Nghị quyết 12/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương có hiệu lực từ ngày 01/9/2024.
Mức học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập từ năm học 2024 - 2025 tại tỉnh Bình Dương? (Hình từ Internet)
Công tác thu học phí được quy định như thế nào?
Tại Điều 12 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về thu học phí như sau:
- Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học.
Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học.
Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
- Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học.
Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và công khai từ đầu năm học trong các cơ sở giáo dục.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
- Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
- Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng.
Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ, đơn vị phải làm thủ tục chuyển (nộp) toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại quỹ vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý theo quy định.
Nguyên tắc xác định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo hiện nay như thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 81/2021/NĐ-CP có quy định về nguyên tắc xác định giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo hiện nay như sau:
- Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được xác định theo các quy định của pháp luật về giá và quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo được điều chỉnh theo lộ trình phù hợp tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục, đào tạo nhưng tỷ lệ tăng mức giá dịch vụ không quá 15%/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?