Thời gian, đối tượng, phạm vi triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Sởi năm 2024 mới nhất?
Thời gian, đối tượng, phạm vi triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Sởi năm 2024 mới nhất?
Căn cứ theo Mục 3 Kế hoạch Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 2495/QĐ-BYT năm 2024 quy định thời gian, đối tượng, phạm vi triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Sởi năm 2024 như sau:
(1) Thời gian: Quý 3-4 năm 2024 (triển khai sớm ngay sau khi vắc xin được cung ứng).
(2) Đối tượng: Trẻ từ 1-10 tuổi tại vùng nguy cơ; nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi chưa được tiêm đủ mũi vắc xin chứa thành phần sởi theo quy định.
Lưu ý: Ưu tiên tiêm trước cho nhóm đối tượng từ 1-5 tuổi. Nhóm tuổi cụ thể tiêm chủng do các tỉnh, thành phố quyết định trên cơ sở tình hình dịch bệnh tại địa phương, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương và trao đổi thống nhất với các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực.
(3) Phạm vi triển khai
- Giai đoạn 1: 135 quận, huyện tại 18 tỉnh, thành phố (danh sách các tỉnh, thành phố theo Phụ lục)
Bảng 1. Phạm vi triển khai chiến dịch tiêm vắc xin MR năm 2024
TT | Khu vực | Số tỉnh triển khai | Dự kiến số huyện triển khai |
1 | Miền Bắc | 6 | 17 |
2 | Tây Nguyên | 1 | 17 |
3 | Miền Nam | 11 | 101 |
Cộng | 18 | 135 |
Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực và các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình dịch bệnh tại địa phương tại thời điểm triển khai, điều kiện cung ứng vắc xin, nguồn lực của địa phương rà soát điều chỉnh giảm, bổ sung số tỉnh, huyện triển khai đảm bảo phù hợp.
- Giai đoạn 2: Bổ sung địa bàn triển khai căn cứ vào kết quả rà soát, thống kê của các tỉnh, thành phố và đề xuất của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur khu vực căn cứ vào tình hình dịch sởi tại thời điểm rà soát để bổ sung các tỉnh, quận, huyện, xã triển khai.
Thời gian, đối tượng, phạm vi triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng chống dịch Sởi năm 2024 mới nhất? (Hình từ Internet)
Bệnh Sởi và rubella được hiểu như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch Triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 2495/QĐ-BYT năm 2024 quy định như sau:
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
1. Sự cần thiết xây dựng kế hoạch
Sởi và rubella là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi và vi rút Rubella gây ra, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của trẻ như viêm phổi, viêm màng não, .... Trẻ mắc hội chứng Rubella bẩm sinh (CRS) có thể gặp nhiều dị tật bẩm sinh như các bệnh tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể, điếc bẩm sinh, chậm phát triển, đái tháo đường ở trẻ nhỏ, vàng da và xuất huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển thể chất và tinh thần.
[...]
Như vậy, bệnh Sởi và rubella được hiểu là những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút sởi và vi rút Rubella gây ra, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đe dọa tính mạng của trẻ như viêm phổi, viêm màng não,....
Dấu hiệu mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế là gì?
Căn cứ theo Mục 2 Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Sởi ban hành kèm theo Quyết định 1327/QĐ-BYT năm 2014 quy định hướng dẫn dấu hiệu mắc bệnh sởi như sau:
(1) Thể điển hình
- Giai đoạn khởi phát (giai đoạn viêm long): 2-4 ngày
+ Người bệnh sốt cao
+ Viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc
+ Đôi khi có viêm thanh quản cấp, có thể thấy hạt Koplik là các hạt nhỏ có kích thước 0,5-1 mm màu trắng/xám có quầng ban đỏ nổi gồ lên trên bề mặt niêm mạc má (phía trong miệng, ngang răng hàm trên).
- Giai đoạn toàn phát: Kéo dài 2-5 ngày.
+ Thường sau khi sốt cao 3-4 ngày người bệnh bắt đầu phát ban, ban hồng dát sẩn, khi căng da thì ban biến mất, xuất hiện từ sau tai, sau gáy, trán, mặt, cổ dần lan đến thân mình và tứ chi, cả ở lòng bàn tay và gan bàn chân.
+ Khi ban mọc hết toàn thân thì thân nhiệt giảm dần.
- Giai đoạn hồi phục:
+ Ban nhạt màu dần rồi sang màu xám, bong vảy phấn sẫm màu, để lại vết thâm vằn da hổ và biến mất theo thứ tự như khi xuất hiện.
+ Nếu không xuất hiện biến chứng thì bệnh tự khỏi.
+ Có thể có ho kéo dài 1-2 tuần sau khi hết ban.
(2) Thể không điển hình
- Có thể sốt nhẹ thoáng qua, viêm long nhẹ và phát ban ít, toàn trạng tốt.
- Có thể sốt cao liên tục, phát ban không điển hình, phù nề tứ chi, đau mỏi toàn thân, thường có viêm phổi nặng kèm theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?