Mẫu Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ mới nhất 2024?
Mẫu Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ mới nhất 2024?
Mẫu Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ mới nhất 2024 là mẫu số 15 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
Dưới đây là mẫu Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ mới nhất 2024:
Tải về mẫu Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ mới nhất 2024:
Mẫu Giấy đăng ký phát hành cổ phiếu riêng lẻ để hoán đổi nợ mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục phát hành cổ phiếu để hoán đổi của công ty đại chúng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 59 Nghị định 155/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục phát hành cổ phiếu để hoán đổi như sau:
Điều 59. Trình tự, thủ tục phát hành cổ phiếu để hoán đổi
1. Trình tự, thủ tục phát hành đối với các trường hợp quy định tại Điều 49, Điều 51 và Điều 57 Nghị định này được thực hiện tương ứng theo trình tự, thủ tục đăng ký chào bán chứng khoán riêng lẻ (trừ quy định về tài khoản phong tỏa) và việc báo cáo kết quả đợt phát hành thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều này.
[...]
Căn cứ theo Điều 48 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, thì trình tự, thủ tục phát hành cổ phiếu để hoán đổi của công ty đại chúng được thực hiện như sau:
Bước 1: Tổ chức phát hành gửi hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có chấp thuận bằng văn bản và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được đầy đủ hồ sơ đăng ký chào bán cổ phiếu riêng lẻ của tổ chức phát hành; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 3: Tổ chức phát hành phải hoàn thành đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ trong thời gian 90 ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có văn bản chấp thuận.
Bước 4: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải gửi Báo cáo kết quả đợt chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản phong tỏa về số tiền thu được từ đợt chào bán cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và công bố thông tin trên trang thông tin điện tử của tổ chức phát hành, Sở giao dịch chứng khoán về kết quả đợt chào bán.
Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được tài liệu báo cáo kết quả đợt chào bán đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo bằng văn bản về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán cho tổ chức phát hành đồng thời gửi cho Sở giao dịch chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán.
Bước 6: Sau khi có thông báo nhận được báo cáo kết quả đợt chào bán của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, tổ chức phát hành được yêu cầu chấm dứt phong tỏa số tiền thu được từ đợt chào bán.
Bước 7: Khoảng cách giữa các đợt chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ sau phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành riêng lẻ gần nhất, bao gồm: chào bán cổ phiếu riêng lẻ; chào bán trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ; chào bán trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ; chào bán cổ phiếu ưu đãi kèm chứng quyền riêng lẻ; phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho cổ đông công ty cổ phần chưa đại chúng, hoán đổi phần vốn góp cho thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn; phát hành cổ phiếu để hoán đổi cổ phần cho số cổ đông xác định trong công ty đại chúng; phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ.
Điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ là gì?
Căn cứ theo Điều 57 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, thì điều kiện công ty đại chúng phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ là:
- Có phương án phát hành để hoán đổi nợ được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Các khoản nợ được hoán đổi phải là các khoản nợ được trình bày trong báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
- Có chấp thuận về nguyên tắc bằng văn bản của chủ nợ về việc hoán đổi nợ.
- Khoảng cách giữa các đợt chào bán, phát hành riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, phát hành riêng lẻ gần nhất theo quy định tại khoản 7 Điều 48 Nghị định 155/2020/NĐ-CP.
- Điều kiện quy định tại các khoản 2, 5, 6, 7 Điều 49 Nghị định 155/2020/NĐ-CP như sau:
+ Cổ phiếu phát hành bị hạn chế chuyển nhượng tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
+ Việc phát hành cổ phiếu để hoán đổi phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật.
+ Việc hoán đổi phải đảm bảo không vi phạm quy định về sở hữu chéo của Luật Doanh nghiệp.
+ Có ý kiến của Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia về tập trung kinh tế được thực hiện hoặc tập trung kinh tế có điều kiện trong trường hợp việc hoán đổi dẫn đến hoạt động tập trung kinh tế thuộc ngưỡng tập trung kinh tế phải thông báo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?