So sánh tội vô ý làm chết người và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Bộ luật Hình sự 2015?
- So sánh tội vô ý làm chết người và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Bộ luật Hình sự 2015?
- Người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người phạm tội do dùng chất kích thích có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
So sánh tội vô ý làm chết người và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Bộ luật Hình sự 2015?
Tội vô ý làm chết người và Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là những tội được quy định độc lập tại Bộ luật Hình sự 2015 và là các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người.
Tội vô ý làm chết người và Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính có những điểm khác nhau như sau:
Tội vô ý làm chết người (Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015) | Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính (Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015) | |
Chủ thể | Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định chủ thể của tội vô ý làm chết người là bất kì ai từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. | Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, chủ thể của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính phải là người có trách nhiệm tuân thủ các quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính như bác sĩ, kỹ sư, y tá, điều dưỡng,... |
Khách thể | Tội vô ý làm chết người xâm phạm đến quyền sống của con người, khách thể trực tiếp của tội này là quyền sống hay còn gọi là quyền được tôn trọng, bảo vệ tính mạng của con người. | Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính xâm phạm đến quyền sống của con người và vi phạm quy tắc an toàn nghề nghiệp hoặc hành chính. |
Khách quan | Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người là hành vi vi phạm các quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng con người, qua đó gây hậu quả chết người. Các quy tắc bảo đảm an toàn tính mạng con người có thể thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy định, cũng có thể chỉ là những quy tắc xử sự trong xã hội thông thường mà mọi người đều biết và thừa nhận. | Hành vi khách quan của tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính là hành vi vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, dẫn đến cái chết cho người khác. |
Chủ quan | Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý, bao gồm vô ý vì cẩu thả và vô ý vì quá tự tin. Người phạm tội không có ý thức và mục đích tước đoạt tính mạng của người khác. Có thể xảy ra hai trường hợp: - Lỗi vô ý do quá tự tin: Người phạm tội nhìn thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được. - Lỗi vô ý do cẩu thả: Người phạm tội không nhìn thấy trước hành vi của mình có thể gây ra chết người mặc dù phải nhìn thấy trước và có thể nhìn thấy trước hậu quả đó. | Người phạm tội thực hiện tội phạm với lỗi vô ý, người phạm tội không mong muốn gây ra cái chết, nhưng do không tuân thủ quy tắc nghề nghiệp hoặc hành chính mà mình phải tuân thủ. |
* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!
So sánh tội vô ý làm chết người và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính theo Bộ luật Hình sự 2015? (Hình từ Internet)
Người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính bị phạt bao nhiêu năm tù?
Căn cứ Điều 129 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính:
Điều 129. Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính
1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào có hành vi vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính.
Người phạm tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 12 năm tùy theo mức độ vi phạm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Người phạm tội do dùng chất kích thích có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 13 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác:
Điều 13. Phạm tội do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác
Người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Theo quy định trên, người phạm tội trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng chất kích thích mạnh thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí nhà ở phục vụ tái định cư có phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đã được phê duyệt không?
- Hành vi vứt rác thải xuống ao hồ, kênh rạch, sông suối biển bị xử phạt bao nhiêu?
- Điều kiện cho phép trường dành cho người khuyết tật hoạt động giáo dục là gì?
- Từ ngày 01/7/2025, nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi có được hưởng chế độ thai sản không?
- Từ ngày 25/11/2024, thị trường điện giao ngay tạm ngừng vận hành khi nào?