Học phí Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024 là bao nhiêu?
Học phí Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Đề án tuyển sinh Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024, học phí Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024 dự kiến với sinh viên chính quy, lộ trình tăng học phí tối đa cho từng năm như sau:
- Học phí hệ đại học chính quy năm học 2024-2025 (Khóa tuyển sinh năm 2024): 863.000 đồng/1 tín chỉ lý thuyết; 1.100.000 đồng/1 tín chỉ thực hành.
Nhà trường cam kết không tăng học phí trong suốt khóa học.
- Lộ trình tăng học phí hàng năm của Trường tuân theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm nội dung Đề án tuyển sinh Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024: Tại đây
Học phí Trường Đại học Công Thương TPHCM năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo phải đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Luật Giáo dục đại học 2012 quy định như sau:
Điều 23. Điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo
1. Cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học;
b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết;
c) Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
d) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu;
đ) Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học;
e) Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
2. Sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu cơ sở giáo dục đại học không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực.
Như vậy, cơ sở giáo dục đại học được cho phép hoạt động đào tạo phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học.
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo; địa điểm xây dựng bảo đảm môi trường sư phạm, an toàn cho người học, người dạy và người lao động theo nội dung dự án đã cam kết.
- Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định.
- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu.
- Có đủ nguồn lực tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- Có quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
Nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học là gì?
Căn cứ theo Điều 28 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, nhiệm vụ và quyền hạn của trường đại học hiện nay đó là:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục đại học.
- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng giáo dục đại học.
- Phát triển các chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định; bảo đảm sự liên thông giữa các chương trình và trình độ đào tạo.
- Tổ chức bộ máy; tuyển dụng, quản lý, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động.
- Quản lý người học; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của giảng viên, viên chức, nhân viên, cán bộ quản lý và người học; dành kinh phí để thực hiện chính sách xã hội đối với đối tượng được hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; bảo đảm môi trường sư phạm cho hoạt động giáo dục.
- Tự đánh giá chất lượng đào tạo và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục.
- Được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất, cơ sở vật chất; được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị.
- Hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi cơ sở giáo dục đại học đặt trụ sở hoặc có tổ chức hoạt động đào tạo theo quy định.
- Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyển sinh Đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?
- Có được yêu cầu cam kết thời gian làm việc nếu ký hợp đồng đào tạo nghề không?
- Phương tiện bảo vệ cá nhân cho người chữa cháy - Ủng chữa cháy - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12367:2018?
- Quy định về giáo viên dạy thực hành lái xe hiện nay?
- Giao thừa 2025 là thứ mấy? Lịch phát sóng Táo quân 2025?