Mẫu quyết định phục hồi hoạt động trong PCCC theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
- Mẫu quyết định phục hồi hoạt động trong PCCC theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
- Bao lâu thì được phục hồi hoạt động khi đã đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy?
- Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy thuộc về ai?
- Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền nào?
Mẫu quyết định phục hồi hoạt động trong PCCC theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP?
Mẫu quyết định phục hồi hoạt động trong PCCC là Mẫu số PC16 được quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP, mẫu có dạng như sau:
Tải Mẫu quyết định phục hồi hoạt động trong PCCC theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP
Mẫu quyết định phục hồi hoạt động trong PCCC theo Nghị định 50/2024/NĐ-CP? (Hình từ Internet)
Bao lâu thì được phục hồi hoạt động khi đã đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ khoản 7 Điều 18 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định phục hồi hoạt động trong phòng cháy và chữa cháy như sau:
Điều 18. Phục hồi hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân
[...]
7. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phục hồi hoạt động, người đã ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động, đình chỉ hoạt động trước đó phải tổ chức kiểm tra, lập biên bản kiểm tra kết quả khắc phục nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ, khắc phục vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy hoặc các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy (Mẫu số PC 10) và xem xét, ra Quyết định phục hồi hoạt động (Mẫu số PC 16). Trường hợp không ra Quyết định phục hồi hoạt động thì phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp văn bản đề nghị trước đó.
8. Quyết định phục hồi hoạt động phải được giao cho đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động, cấp trên trực tiếp quản lý của đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện nơi đối tượng bị tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động có trụ sở hoặc cư trú và đăng trên trang thông tin điện tử, phương tiện truyền thông.
Như vậy, trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị phục hồi hoạt động, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và ra Quyết định phục hồi hoạt động.
Trường hợp không ra Quyết định phục hồi hoạt động thì phải có văn bản trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân theo hình thức tương ứng với hình thức mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đã nộp văn bản đề nghị trước đó.
Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy thuộc về ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định như sau:
Điều 5. Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy
1. Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
3. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.
[...]
Như vậy, trách nhiệm phòng cháy chữa cháy thuộc về mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 38 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 quy định quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy như sau:
Điều 38. Quyền và trách nhiệm của người chỉ huy chữa cháy
1. Người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:
a) Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy;
b) Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy;
c) Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy;
d) Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
[...]
Như vậy, người chỉ huy chữa cháy thuộc lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có các quyền sau đây:
- Huy động ngay lực lượng và phương tiện của lực lượng phòng cháy và chữa cháy để chữa cháy.
- Quyết định khu vực chữa cháy, các biện pháp chữa cháy, sử dụng địa hình, địa vật lân cận để chữa cháy.
- Cấm người và phương tiện không có nhiệm vụ qua lại khu vực chữa cháy; huy động người và phương tiện, tài sản của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân để chữa cháy.
- Quyết định phá dỡ nhà, công trình, vật chướng ngại và di chuyển tài sản trong tình thế cấp thiết để cứu người, ngăn chặn nguy cơ cháy lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?