Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Bệnh nghề nghiệp được phát sinh do đâu?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về giải thích thuật ngữ bệnh nghề nghiệp như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
9. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
[...]
Như vậy, bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thì bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động như sau:
Điều 17. Vi phạm quy định về vệ sinh lao động, bệnh nghề nghiệp và tai nạn lao động
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổng hợp kết quả đợt khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp hoặc khám định kỳ người mắc bệnh nghề nghiệp sau khi kết thúc mỗi đợt khám theo quy định của pháp luật;
b) Không lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp;
c) Không báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp hoặc báo cáo tình hình khám bệnh nghề nghiệp định kỳ hằng năm đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
d) Không báo cáo trường hợp tai nạn lao động được khám và điều trị định kỳ hằng năm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
[...]
Căn cứ tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
[...]
5. Mức phạt tiền được quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không báo cáo trường hợp người lao động mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị xử phạt vi phạm hành chính cụ thể:
- Đối với cá nhân: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Người lao động có được trả chi phí khi khám bệnh nghề nghiệp không?
Căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 6 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động như sau:
Điều 6. Quyền và nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động
1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn, vệ sinh lao động; yêu cầu người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm điều kiện làm việc an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động, tại nơi làm việc;
b) Được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc và những biện pháp phòng, chống; được đào tạo, huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
[...]
Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền được thực hiện chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được hưởng đầy đủ chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được trả phí khám giám định thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động và được trả phí khám giám định trong trường hợp kết quả khám giám định đủ điều kiện để điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được trả chi phí khi khám bệnh nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?