Tải Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 file Word?

Tải Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 file Word? Đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27 có bao nhiêu mức?

Tải Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 file Word?

Sơ yếu lý lịch Tiểu học là một tài liệu vô cùng quan trọng, đóng vai trò như "bản danh thiếp" giới thiệu về mỗi học sinh khi nhập học. Nó cung cấp cho nhà trường một cái nhìn tổng quan về thông tin cá nhân, gia đình và các đặc điểm khác của học sinh.

Sơ yếu lý lịch Tiểu học không chỉ là một thủ tục hành chính mà còn là một công cụ quan trọng giúp nhà trường quản lý học sinh hiệu quả, tạo điều kiện cho học sinh phát triển toàn diện.

Có thể tham khảo Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 file Word như sau:

Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 số 1

Tại đây

Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 số 2

Tại đây

Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 số 3

Tại đây

Xem thêm: Tải Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh THCS mới nhất 2024 file Word?

Tải Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 file Word?

Tải Mẫu sơ yếu lý lịch học sinh Tiểu học năm học 2024 - 2025 file Word? (Hình từ Internet)

Đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27 có bao nhiêu mức?

Căn cứ Điều 9 Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 9. Tổng hợp đánh giá kết quả giáo dục
1. Vào giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học:
a) Giáo viên dạy môn học căn cứ vào quá trình đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về môn học, hoạt động giáo dục để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của từng học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
b) Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào kết quả đánh giá thường xuyên và các mức đạt được từ đánh giá định kỳ về từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi của mỗi học sinh để tổng hợp và ghi kết quả đánh giá giáo dục của học sinh vào Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục của lớp.
2. Cuối năm học, căn cứ vào quá trình tổng hợp kết quả đánh giá về học tập từng môn học, hoạt động giáo dục và từng phẩm chất chủ yếu, năng lực cốt lõi, giáo viên chủ nhiệm thực hiện:
a) Đánh giá kết quả giáo dục học sinh theo bốn mức:
- Hoàn thành xuất sắc: Những học sinh có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học của các môn học đạt 9 điểm trở lên;
- Hoàn thành tốt: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 7 điểm trở lên;
- Hoàn thành: Những học sinh chưa đạt mức Hoàn thành xuất sắc và Hoàn thành tốt, nhưng có kết quả đánh giá các môn học, hoạt động giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành; các phẩm chất, năng lực đạt mức Tốt hoặc Đạt; bài kiểm tra định kỳ cuối năm học các môn học đạt 5 điểm trở lên;
- Chưa hoàn thành: Những học sinh không thuộc các đối tượng trên.
b) Ghi nhận xét, kết quả tổng hợp đánh giá giáo dục và các thành tích của học sinh được khen thưởng trong năm học vào Học bạ.

Như vậy, đánh giá kết quả giáo dục học sinh tiểu học theo Thông tư 27 có 04 mức:

- Hoàn thành xuất sắc

- Hoàn thành tốt

- Hoàn thành

- Chưa hoàn thành

Hiệu trường cần thực hiện trách nhiệm nào trong công tác đánh giá học sinh Tiểu học?

Theo quy định tại Điều 15 Quy định đánh giá học sinh Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT về trách nhiệm của nhà hiệu trưởng như sau:

Điều 15. Trách nhiệm của hiệu trưởng
1. Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh theo quy định tại Thông tư này; đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo.
2. Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá học sinh.
3. Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra định kỳ; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh; xác nhận kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lý hồ sơ đánh giá học sinh.
4. Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.

Như vậy, trong công tác đánh giá học sinh Tiểu học, hiệu trưởng trường cần thực hiện các nhiệm vụ sau:

[1] Chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức, tuyên truyền thực hiện đánh giá học sinh theo quy định tại Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT;

[2] Đảm bảo chất lượng đánh giá; báo cáo kết quả thực hiện về Phòng Giáo dục và Đào tạo.

[3] Tôn trọng quyền tự chủ của giáo viên trong việc thực hiện quy định đánh giá học sinh

[4] Chỉ đạo việc ra đề kiểm tra định kỳ; xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, giúp đỡ học sinh; nghiệm thu, bàn giao kết quả giáo dục học sinh; xác nhận kết quả đánh giá học sinh cuối năm học; xét lên lớp; quản lý hồ sơ đánh giá học sinh.

[5] Giải trình, giải quyết thắc mắc, kiến nghị về đánh giá học sinh trong phạm vi và quyền hạn của hiệu trưởng.

Học sinh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Học sinh
Hỏi đáp Pháp luật
Violympic bao nhiêu điểm là đậu cấp tỉnh năm 2024 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thư UPU đại dương lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 9 hay nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Khi đại dương bị khai thác quá mức dài 800 từ?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận về tình yêu tuổi học trò chọn lọc, hay nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài mẫu viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025: Cơn bão rác thải đổ vào đại dương dài 800 từ hay, ý nghĩa nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách trình bày thư UPU lần thứ 54 hay, sáng tạo, đúng thể lệ, chủ đề 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị luận về hiện tượng xả rác bừa bãi ở trường học hay, ngắn gọn 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị luận về ô nhiễm môi trường ngắn gọn, hay nhất 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn quy trình tuyển sinh THPT, THCS từ 14/02/2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn nghị luận xã hội về tình yêu thương trong cuộc sống ý nghĩa 2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Học sinh
Nguyễn Thị Hiền
8,194 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào