Trường Đại học Tôn Đức Thắng xét tuyển bổ sung năm 2024?
Trường Đại học Tôn Đức Thắng xét tuyển bổ sung năm 2024?
Căn cứ theo Thông báo Tuyển sinh đại học đợt bổ sung năm 2024, Trường Đại học Tôn Đức Thắng thông báo xét tuyển bổ sung đại học năm 2024 dự kiến như sau:
- Đối tượng tuyển sinh: Thí sinh tốt nghiệp THPT hoặc tương đương
- Phương thức tuyển sinh:
+ Phương thức 1: Xét theo kết quả quá trình học tập THPT
++ Đối tượng 1: Thí sinh ở các trường THPT có ký kết hợp tác với Trường Đại học Tôn Đức Thắng và tốt nghiệp THPT năm 2024 (Chương trình liên kết đào tạo quốc tế xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2020 đến năm 2024 trừ các ngành liên kết với các trường đại học của Cộng hòa Séc chỉ nhận thí sinh tốt nghiệp THPT 2024) xét tuyển theo kết quả quá trình học tập THPT 5HK (trừ học kỳ 2 lớp 12).
++ Đối tượng 2: Thí sinh ở các trường THPT chưa ký kết hợp tác với Trường Đại học Tôn Đức Thắng và tốt nghiệp THPT năm 2024 (Chương trình liên kết đào tạo quốc tế xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT từ năm 2020 đến năm 2024 trừ các ngành liên kết với các trường đại học của Cộng hòa Séc chỉ nhận thí sinh tốt nghiệp THPT 2024) xét tuyển theo kết quả quá trình học tập THPT 6HK.
+ Phương thức 2: Xét theo kết quả thi THPT năm 2024.
+ Phương thức 4: Xét theo kết quả bài thi đánh giá năng lực năm 2024 của Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nguyên tắc xét tuyển:
+ Thí sinh chỉ được đăng ký xét tuyển 01 nguyện vọng duy nhất.
+ Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh, điểm trúng tuyển sẽ lấy từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
- Thời gian nộp hồ sơ: Đến trước 17g00 ngày 05/9/2024.
Xem thêm nội dung Thông báo Tuyển sinh đại học đợt bổ sung của Trường Đại học Tôn Đức Thắng năm 2024: Tại đây
Trường Đại học Tôn Đức Thắng xét tuyển bổ sung năm 2024? (Hình từ Internet)
Giám đốc đại học có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 20 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, Giám đốc đại học có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Là người đại diện theo pháp luật và là chủ tài khoản của cơ sở giáo dục đại học, trừ trường hợp quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học tư thục, cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận có quy định khác.
- Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản, hợp tác trong nước, quốc tế, hoạt động khác theo quy định của pháp luật, quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học và quyết định của hội đồng trường, hội đồng đại học.
- Trình văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của hội đồng trường, hội đồng đại học sau khi tổ chức lấy ý kiến của tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ sở giáo dục đại học; ban hành quy định khác của cơ sở giáo dục đại học theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- Đề xuất hội đồng trường, hội đồng đại học xem xét bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý thuộc thẩm quyền của hội đồng trường, hội đồng đại học; thực hiện bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm chức danh quản lý khác của cơ sở giáo dục đại học, quyết định dự án đầu tư theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
- Hằng năm, báo cáo trước hội đồng trường, hội đồng đại học về kết quả thực hiện nhiệm vụ của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học và ban giám hiệu, tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục đại học; thực hiện công khai, minh bạch thông tin; thực hiện chế độ báo cáo và chịu sự thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện trách nhiệm giải trình trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
- Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước hội đồng trường, hội đồng đại học và các bên liên quan; chịu sự giám sát của cá nhân, tổ chức có liên quan về việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Ai có thẩm quyền quyết định thành lập đại học?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 27 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 quy định như sau:
Điều 27. Thủ tục và thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học
1. Chính phủ quy định cụ thể điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập đại học, trường đại học công lập; quyết định cho phép thành lập trường đại học tư thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Người có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập cơ sở giáo dục đại học thì có thẩm quyền quyết định sáp nhập, chia, tách, giải thể cơ sở giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài.
Như vậy, Thủ tướng Chính phủ sẽ có thẩm quyền quyết định thành lập đại học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việt Nam có mấy Viện kiểm sát nhân dân tối cao? Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở đâu?
- Hướng dẫn thủ tục xóa đăng ký tạm trú từ 10/01/2025?
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở từ 10/1/2025?
- Những đối tượng nào được miễn đào tạo nghề công chứng?