Mức học phí Trường Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2024 là bao nhiêu?
Mức học phí Trường Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2024 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Đề án tuyển sinh Trường Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2024, mức học phí Trường Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2024 dự kiến như sau:
- Học phí Chương trình Đại học chính quy: 10.557.000đ / học kỳ.
- Học phí Chương trình Đại học chính quy chất lượng cao (tiếng Anh bán phần), đại học chính quy (tiếng Anh bán phần): 20.267.500đ / học kỳ.
- Học phí Đại học chính quy chương trình đào tạo đặc biệt: 20.267.500đ/ học kỳ.
- Học phí Chương trình Đại học chính quy quốc tế cấp song bằng và học phí chương trình liên kết đào tạo quốc tế do Đại học đối tác cấp bằng: Tổng học phí tối đa: 216.5 triệu đồng/Toàn khóa học (Đã bao gồm học phí tiếng Anh, chương trình chính khóa, kỹ năng mềm, …).
Sinh viên học 8 học kỳ: học phí trung bình 27.000.000 đ/học kỳ.
Học phí được tính theo số tín chỉ sinh viên đăng ký học trên mỗi học kỳ và ổn định trong toàn khóa học.
- Học phí Chương trình cử nhân Pathway
+ Giai đoạn 1 – Học tại SaigonISB: Tổng học phí: khoảng 100 triệu đồng / 2 năm
Lưu ý: Học phí trên chưa bao gồm chương trình tiếng Anh học thuật và được đóng trước mỗi học kỳ.
+ Giai đoạn 2 – Học tại trường Đại học đối tác: Học phí tùy theo từng năm và từng trường đối tác.
Lưu ý: Số môn học có thể nhiều hơn, tùy chuyên ngành đào tạo và kết quả học tập (GPA) Giai đoạn 1.
Xem thêm Đề án tuyển sinh Trường Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2024:
Mức học phí Trường Đại học Ngân hàng TPHCM năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
1 tín chỉ của trường đại học bao nhiêu tiền?
Hiện nay không có quy định cụ thể mức học phí cho 1 tín chỉ trường đại học mà tùy vào mỗi trường và ngành đào tạo mà tín chỉ được quy định với một mức học phí khác nhau.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, mức học phí của 1 tín chỉ trường đại học công lập được xác định như sau:
- Mức thu học phí của một tín chỉ được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.
- Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học.
- Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.
Sinh viên nào thuộc diện được giảm 50% học phí?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 16. Đối tượng được giảm học phí và hỗ trợ tiền đóng học phí
1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm:
a) Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống và đặc thù trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập, tư thục có đào tạo về văn hóa - nghệ thuật bao gồm: Nhạc công kịch hát dân tộc, nhạc công truyền thống Huế, đờn ca tài tử Nam Bộ, diễn viên sân khấu kịch hát, nghệ thuật biểu diễn dân ca, nghệ thuật ca trù, nghệ thuật bài chòi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống;
b) Học sinh, sinh viên học các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc; một số nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với giáo dục nghề nghiệp theo danh mục các nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định;
c) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm:
a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên;
b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Đối tượng được hỗ trợ tiền đóng học phí: Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí.
Như vậy, sinh viên là con cán bộ, công chức, viên chức, công nhân mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên thì thuộc diện được giảm 50% học phí.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?