Đáp án Kỳ 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh?

Đáp án Kỳ 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh? Quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa được quy định như thế nào?

Đáp án Kỳ 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh?

Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh kỳ 5: Bắt đầu từ 10h00 ngày 19/07/2024 và kết thúc vào 18h00 ngày 25/08/2024.

Truy cập website: https://tracnghiem.baoquangninh.vn/quiz

Nội dung của Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh:

- Kiến thức, hiểu biết về chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về biên giới, biển, đảo.

- Nghị quyết 36-NQ/TW năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Luật Biển Việt Nam 2012.

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

- Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

- Luật Biên giới quốc gia 2003.

- Luật Biên phòng Việt Nam 2000.

- Vai trò, vị trí và tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.

- Những thành tựu xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biên giới, biển, đảo của Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh.

Dưới đây là Đáp án Kỳ 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh:

Câu: 1

Việt Nam có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp huyện ven biển?

C. 125 đơn vị

Câu: 2

Bộ Ngoại giao nước CHXHCN Việt Nam công bố Sách trắng: “Chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” vào năm nào?

B. Năm 1979

Câu: 3

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, cơ quan nào có trách nhiệm chủ trì trong việc diễn tập tình huống sự cố an ninh hàng hải ở khu vực biên giới biển?

C. Bộ Quốc phòng

Câu: 4

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có bao nhiêu đơn vị hành chính cấp xã và cấp huyện được quy định là địa bàn biên phòng?

A. Có tổng số 10/13 huyện, thị xã, thành phố và 82 xã, phường, thị trấn

Câu: 5

Quần đảo Trường Sa được chia thành mấy nhóm đảo chính?

B. 8 nhóm

Câu: 6

Vùng đặc quyền kinh tế rộng (tối đa) bao nhiêu hải lý theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển Quốc gia ven biển?

A. 200 hải lý

Câu: 7

Bờ biển Việt Nam kéo dài từ tỉnh nào đến tỉnh nào?

C. Quảng Ninh đến Kiên Giang

Câu: 8

Chính sách của Nhà nước về biên phòng hiện nay ra sao?

D. Tất cả các phương án trên.

Câu: 9

Tên Đảo Ti tốp trên Vịnh Hạ Long là tên của nhà du lành vũ trụ người nước nào?

D. Nga

Đáp án Kỳ 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh?

Đáp án Kỳ 5 Cuộc thi trắc nghiệm Tự hào biển đảo biên giới quê hương tỉnh Quảng Ninh? (Hình từ Internet)

Quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về quyền chủ quyền của Việt Nam đối với thềm lục địa như sau:

Chế độ pháp lý của thềm lục địa
1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên.
2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 Điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.
3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.
4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.
Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.
5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam.

Như vậy, Việt Nam có quyền chủ quyền về thăm dò, khai thác tài nguyên đối với thềm lục địa. Quyền này sẽ mang tính chất đặc quyền, không ai được phép xâm phạm nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam.

Ngoài ra, Việt Nam có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa.

Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn tôn trọng quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của Luật Biển Việt Nam và Công ước về Luật Biển nhưng trên nguyên tắc đã được chấp thuận và không được phương hại tới quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Trên cơ sở điều ước quốc tế, Việt Nam cho phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị và công trình ở thềm lục địa.

Căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm những nội dung gì?

Tại Điều 44 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định về quy hoạch phát triển kinh tế biển. Theo đó, căn cứ lập quy hoạch phát triển kinh tế biển bao gồm:

- Chiến lược, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia;

- Định hướng chiến lược phát triển bền vững và chiến lược biển;

- Đặc điểm, vị trí địa lý, quy luật tự nhiên của các vùng biển, vùng ven biển và hải đảo;

- Kết quả điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; thực trạng và dự báo nhu cầu khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển của cả nước, của vùng và của các tỉnh, thành phố ven biển trực thuộc trung ương;

- Giá trị tài nguyên và mức độ dễ bị tổn thương của môi trường biển;

- Nguồn lực để thực hiện quy hoạch.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 hàng ngày - Lịch vạn niên 2024? Đếm ngược còn bao nhiêu ngày nữa hết năm 2024? Các ngày lễ âm lịch 2024 NLĐ được nghỉ?
Hỏi đáp Pháp luật
9 tháng 11 năm 2024 là ngày gì? 9/11/2024 là ngày bao nhiêu âm? Ngày Pháp luật Việt Nam được tổ chức với các nội dung gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Lập đông là gì? Lập đông 2024 vào ngày nào âm lịch, thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2024 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 11 dương lịch 2024 bắt đầu và kết thúc là ngày mấy âm lịch? Tháng 11 dương lịch 2024 NLĐ có được nghỉ lễ hưởng nguyên lương ngày nào không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 10 2024 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức pháp luật, hiểu biết về văn hóa giao thông an toàn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tết Trùng Thập 2024 vào thứ mấy? Tết Trùng Thập là gì? Tết Trùng Thập 2024 là ngày mấy dương?
Hỏi đáp Pháp luật
Điểm giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
8,949 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào