Xét tuyển bổ sung là gì? Điểm chuẩn đợt xét tuyển bổ sung có được thấp hơn điểm đợt 1 không?
Xét tuyển bổ sung là gì?
Các trường đại học, cao đẳng nếu tuyển chưa đủ chỉ tiêu trong đợt 1 sẽ thực hiện thêm các đợt xét tuyển bổ sung. Phần lớn trường đại học sẽ xét đủ chỉ tiêu ở đợt 1, đợt 2, tuy nhiên có nhiều trường thiếu chỉ tiêu (do thí sinh đỗ nhưng không xác nhận nhập học, ít thí sinh nộp hồ sơ) sẽ tiếp tục xét đến khi đủ chỉ tiêu.
Như vậy có thể hiểu xét tuyển bổ sung là quá trình các trường đại học, cao đẳng tiếp tục tuyển sinh sau khi các đợt tuyển sinh chính thức đã kết thúc. Điều này thường xảy ra khi:
- Chưa đủ chỉ tiêu: Trường chưa tuyển đủ số lượng sinh viên theo kế hoạch đã đề ra.
- Thí sinh trúng tuyển nhưng không xác nhận nhập học: Một số thí sinh trúng tuyển nhiều nơi nhưng chỉ chọn một trường để nhập học, dẫn đến các trường khác còn dư chỉ tiêu.
Đồng thời, ngày 15/04/2024, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 1139/QĐ-BGDĐT năm 2024 về Kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non năm 2024.
Theo đó, thời gian thí sinh hoàn thành nhập học trực tuyến là trước 17h ngày 28/8. Các trường có nhu cầu xét tuyển bổ sung sẽ mở đợt đăng ký và thời gian xét tuyển bổ sung sẽ là từ tháng 9 đến tháng 12/2024.
Xét tuyển bổ sung là gì? Điểm chuẩn đợt xét tuyển bổ sung có được thấp hơn điểm đợt 1 không? (Hình từ Internet)
Điểm chuẩn đợt xét tuyển bổ sung có được thấp hơn điểm đợt 1 không?
Căn cứ tại Điều 22 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung như sau:
Điều 22. Tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung
1. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung. Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung; điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
2. Thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào có thể đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ sở đào tạo.
3. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, cơ sở đào tạo công bố trên trang thông tin điện tử điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân; gửi giấy báo trúng tuyển và hướng dẫn cho thí sinh trúng tuyển nhập học.
Theo đó, điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
Như vậy, có thể thấy, điểm chuẩn đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển các đợt xét tuyển bổ sung sẽ không được thấp hơn điểm chuẩn xét tuyển đợt 1 theo quy định của pháp luật.
Ai được đăng ký xét tuyển bổ sung đại học?
Tại khoản 2 Điều 22 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có quy định về tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung như sau:
Điều 22. Tổ chức đăng ký và xét tuyển các đợt bổ sung
1. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào các ngành, chương trình đào tạo, hội đồng tuyển sinh của cơ sở đào tạo xem xét, quyết định xét tuyển các đợt bổ sung. Cơ sở đào tạo công bố kế hoạch xét tuyển, phương thức xét tuyển và hình thức đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung; điều kiện xét tuyển đối với các ngành, chương trình đào tạo theo từng phương thức xét tuyển nhưng không thấp hơn điều kiện trúng tuyển đợt trước.
2. Thí sinh chưa trúng tuyển hoặc đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào có thể đăng ký xét tuyển các đợt bổ sung theo kế hoạch và hướng dẫn của cơ sở đào tạo.
3. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, cơ sở đào tạo công bố trên trang thông tin điện tử điểm trúng tuyển (và các điều kiện, tiêu chí phụ nếu có) vào các ngành, chương trình đào tạo theo các phương thức tuyển sinh; tổ chức cho thí sinh tra cứu kết quả xét tuyển của cá nhân; gửi giấy báo trúng tuyển và hướng dẫn cho thí sinh trúng tuyển nhập học.
Như vậy, đối tượng được đăng ký xét tuyển bổ sung đại học 2024 bao gồm:
- Thí sinh chưa trúng tuyển;
- Hoặc thí sinh đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ nơi nào.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?