Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông gồm những tiêu chí nào?
Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông gồm những tiêu chí nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông như sau:
Hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông chung cả ba lĩnh vực giao thông (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa) và theo từng lĩnh vực gồm các chỉ tiêu thống kê sau:
- Số vụ, số người chết, số người bị thương theo giới tính (nam, nữ). Chỉ tiêu này thống kê như nhóm chỉ tiêu chung quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 26/2024/TT-BCA;
- Số người mất tích theo giới tính (nam, nữ);
- Hậu quả thiệt hại về tài sản;
- Phân loại tai nạn giao thông theo quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA;
- Tai nạn giao thông liên quan đến người nước ngoài gồm: số vụ; số người chết, mất tích, bị thương theo giới tính (nam, nữ); số người nước ngoài có liên quan; số người có thân phận ngoại giao; số vụ do người nước ngoài gây ra.
Nhóm chỉ tiêu thống kê hậu quả thiệt hại của tai nạn giao thông gồm những tiêu chí nào? (Hình từ Internet)
Phân loại tai nạn giao thông bao gồm những mức độ nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA quy định tai nạn giao thông được phân loại theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản gồm 05 mức độ như sau:
(1) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
- Làm chết 03 người trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên.
- Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
(2) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng
- Làm chết 02 người.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%.
- Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
(3) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng
- Làm chết 01 người.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%.
- Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(4) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 61%.
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 11% đến dưới 61%.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
(5) Vụ va chạm giao thông: là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả dưới mức quy định tại (4).
Khi nào cần dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông?
Căn cứ tại điểm a khoản 4 Điều 15 Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông như sau:
Điều 15. Một số hoạt động khác để thu thập tài liệu liên quan đến vụ tai nạn giao thông
[...]
4. Dựng lại hiện trường:
a) Trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông, nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông thì tổ chức dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh. Việc dựng lại hiện trường phải có kế hoạch, quyết định của người có thẩm quyền;
b) Nội dung dựng lại hiện trường cần xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại ở hiện trường, xem xét lại những tình huống, hành vi và những tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường; chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu;
c) Kết thúc dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông phải lập Biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông được dựng lại; những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.
Như vậy, cần dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông khi trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông mà có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh giải quyết vụ tai nạn giao thông thì tổ chức dựng lại hiện trường vụ tai nạn giao thông để điều tra, xác minh.
Lưu ý: Việc dựng lại hiện trường phải có kế hoạch, quyết định của người có thẩm quyền;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị quyết 18 về tinh gọn bộ máy: Nghiên cứu hợp nhất văn phòng HĐND, văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và văn phòng UBND cấp tỉnh thành một?
- Từ 2025, ngân hàng không được gửi tin nhắn, email chứa đường link tới khách hàng?
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Ngày Nhân quyền thế giới là ngày mấy? Ngày Nhân quyền thế giới 2024 là thứ mấy?
- Khi đi đến nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông cần đi như thế nào để bảo đảm đúng quy tắc giao thông?