Người điều khiển xe gắn máy mà gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người điều khiển xe gắn máy mà gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản đ khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt người điều khiển xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Điều 6. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
[...]
8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;
b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;
c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
d) Điều khiển xe thành nhóm từ 02 xe trở lên chạy quá tốc độ quy định;
đ) Gây tai nạn giao thông không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn;
[...]
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
[...]
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b khoản 6; điểm đ khoản 8; khoản 9 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
[...]
Như vậy, người điều khiển xe gắn máy mà gây tai nạn giao thông không dừng lại, bỏ trốn không đến trình báo với cơ quan có thẩm quyền, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng.
Người điều khiển xe gắn máy mà gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho ai?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 81 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ như sau:
Điều 81. Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
2. Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 của Luật này và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
[...]
Như vậy, cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
Cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 82 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định quy định cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ cụ thể như sau:
- Cơ quan Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức lực lượng và công cụ, phương tiện nhanh chóng có mặt tại hiện trường để cứu nạn, cứu hộ.
Căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vụ tai nạn giao thông đường bộ, cơ quan Công an có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền để huy động lực lượng, phương tiện giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải bố trí, phân công người, phương tiện sẵn sàng và nhanh chóng có mặt tại hiện trường để sơ cứu, vận chuyển, cấp cứu nạn nhân sau khi tiếp nhận tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ; hỗ trợ, cứu chữa nạn nhân bị tai nạn giao thông đường bộ trong mọi trường hợp.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Công an bố trí phương tiện cứu hộ phương tiện bị tai nạn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết.
- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ có người chết mà không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất có trách nhiệm tổ chức chôn cất sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ đồng ý cho chôn cất.
- Trường hợp tai nạn giao thông đường bộ liên quan đến phương tiện giao thông đường bộ chở hàng hóa nguy hiểm, cơ quan Công an chủ trì giải quyết vụ việc phải thông báo ngay cho đơn vị chức năng về giải quyết hóa chất độc hại, vật liệu cháy, nổ; phong tỏa hiện trường nơi xảy ra tai nạn giao thông đường bộ; tổ chức phân luồng giao thông, cấm người, phương tiện đi vào khu vực tai nạn.
Lưu ý: Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã có bản án phúc thẩm và thi hành án đưa người bị kết án đến trại giam thì phải có bản án sơ thẩm kèm theo không?
- Đề án kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024?
- Từ ngày 01/01/2025, mắc bệnh nào thì không được lái xe hạng D?
- Người hành nghề chứng khoán có được mở tài khoản giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán mình không làm việc hay không?
- Địa chỉ Tòa án nhân dân các quận huyện tại TP Hồ Chí Minh?