Ngày 27 tháng 10 là ngày gì? Ngày 27 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 27 tháng 10 là ngày gì? Ngày 27 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm?
Ngày 27/10/1975, Bộ trưởng Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) ban hành Quyết định số 2493/BNV thành lập Phòng Pháp chế trực thuộc Bộ trưởng. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự ra đời của lực lượng Pháp chế Công an nhân dân.
Ngày 19/10/2001, Bộ trưởng Bộ Công an đã ban hành Quyết định số 1033/2001/QĐ-BCA, xác định ngày 27/10/1975 là Ngày truyền thống của lực lượng Pháp chế Công an nhân dân.
Như vậy, ngày 27 tháng 10 là ngày truyền thống của lực lượng Pháp chế Công an nhân dân. Theo lịch Vạn niên, ngày 27 tháng 10 năm 2024 nhằm ngày 25/9/2024 âm lịch.
Lực lượng Pháp chế Công an nhân dân là đơn vị tham mưu chiến lược giúp Ðảng ủy Công an Trung ương, lãnh đạo Bộ Công an, cấp ủy đảng, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương trong công tác pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong Công an nhân dân.
Lực lượng Pháp chế Công an nhân dân đã có nhiều nỗ lực cố gắng, vượt qua mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, góp phần đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.
Ngày 27 tháng 10 là ngày gì? Ngày 27 tháng 10 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)
Sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản nào?
Căn cứ Điều 24 Luật Công an nhân dân 2018 quy định chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân:
Điều 24. Chức vụ, chức danh của sĩ quan Công an nhân dân
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan Công an nhân dân bao gồm:
a) Bộ trưởng Bộ Công an;
b) Cục trưởng, Tư lệnh;
c) Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
d) Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng;
đ) Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng;
e) Đại đội trưởng;
g) Trung đội trưởng;
h) Tiểu đội trưởng.
2. Chức vụ tương đương với chức vụ quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g và h khoản 1 Điều này và chức vụ, chức danh còn lại trong Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.
3. Chức danh nghiệp vụ và tiêu chuẩn các chức danh nghiệp vụ của sĩ quan Công an nhân dân do Bộ trưởng Bộ Công an quy định theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sĩ quan Công an nhân dân có các chức vụ cơ bản sau:
- Bộ trưởng Bộ Công an
- Cục trưởng, Tư lệnh
- Giám đốc Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Trưởng phòng; Trưởng Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; Trung đoàn trưởng
- Đội trưởng; Trưởng Công an xã, phường, thị trấn; Tiểu đoàn trưởng
- Đại đội trưởng
- Trung đội trưởng
- Tiểu đội trưởng
Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm của sĩ quan Công an nhân dân là gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Luật Công an nhân dân 2018 quy định đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân:
Điều 22. Đối tượng, điều kiện, thời hạn xét phong, thăng cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân
[...]
2. Điều kiện xét thăng cấp bậc hàm:
Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe;
b) Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm theo quy định tại khoản 3 Điều này.
[...]
Như vậy, điều kiện xét thăng cấp bậc hàm của sĩ quan Công an nhân dân được quy định như sau:
[1] Hoàn thành nhiệm vụ, đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khỏe
[2] Cấp bậc hàm hiện tại thấp hơn cấp bậc hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang đảm nhiệm
[3] Đủ thời hạn xét thăng cấp bậc hàm như sau:
Hạ sĩ lên Trung sĩ: 01 năm
Trung sĩ lên Thượng sĩ: 01 năm
Thượng sĩ lên Thiếu úy: 02 năm
Thiếu úy lên Trung úy: 02 năm
Trung úy lên Thượng úy: 03 năm
Thượng úy lên Đại úy: 03 năm
Đại úy lên Thiếu tá: 04 năm
Thiếu tá lên Trung tá: 04 năm
Trung tá lên Thượng tá: 04 năm
Thượng tá lên Đại tá: 04 năm
Đại tá lên Thiếu tướng: 04 năm
Thời hạn thăng mỗi cấp bậc hàm cấp tướng tối thiểu là 04 năm
Lưu ý: Thời gian sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ học tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng cấp bậc hàm; đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ bị giáng cấp bậc hàm, sau 01 năm kể từ ngày bị giáng cấp bậc hàm, nếu tiến bộ thì được xét thăng cấp bậc hàm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?