Mẫu báo cáo giám sát theo Nghị định 06? Hồ sơ khảo sát xây dựng gồm những gì?
Hồ sơ khảo sát xây dựng gồm những gì?
Tại Mục 2 Phụ lục 6B ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định hồ sơ khảo sát xây dựng gồm có:
(1) Nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, báo cáo khảo sát xây dựng công trình.
(2) Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng.
(3) Kết quả thẩm tra, thẩm định thiết kế xây dựng; quyết định phê duyệt thiết kế xây dựng công trình kèm theo: hồ sơ thiết kế xây dựng công trình đã được phê duyệt (có danh mục bản vẽ kèm theo); chỉ dẫn kỹ thuật.
(4) Văn bản thông báo chấp thuận nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình.
(5) Các văn bản, tài liệu, hồ sơ khác có liên quan đến giai đoạn khảo sát, thiết kế xây dựng công trình.
Mẫu báo cáo giám sát theo Nghị định 06?
Tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP có quy định mẫu báo cáo giám sát theo Nghị định 06 như sau:
(1) Mẫu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình:
Tải mẫu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng công trình tại đây.
(2) Mẫu báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng.
Tải mẫu báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu, giai đoạn, hạng mục công trình, công trình xây dựng tại đây.
Công trình xây dựng phải được giám sát những gì?
Tại Điều 120 Luật Xây dựng 2014 có quy định về giám sát thi công xây dựng công trình như sau:
Điều 120. Giám sát thi công xây dựng công trình
1. Công trình xây dựng phải được giám sát về chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Nhà nước khuyến khích việc giám sát thi công xây dựng nhà ở riêng lẻ.
2. Việc giám sát thi công xây dựng công trình phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Thực hiện trong suốt quá trình thi công từ khi khởi công xây dựng, trong thời gian thực hiện cho đến khi hoàn thành và nghiệm thu công việc, công trình xây dựng;
b) Giám sát thi công công trình đúng thiết kế xây dựng được phê duyệt, tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, quy định về quản lý, sử dụng vật liệu xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật và hợp đồng xây dựng;
c) Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
3. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng được lựa chọn phải có đề xuất về giải pháp giám sát và quy trình kiểm soát chất lượng, khối lượng, tiến độ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường, quy trình kiểm tra và nghiệm thu, biện pháp quản lý hồ sơ tài liệu trong quá trình giám sát và nội dung cần thiết khác.
Như vậy, công trình xây dựng phải được giám sát:
- Chất lượng, khối lượng, tiến độ;
- An toàn lao động và bảo vệ môi trường trong quá trình thi công.
Mẫu báo cáo giám sát theo Nghị định 06? Hồ sơ khảo sát xây dựng gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 122 Luật Xây dựng 2014 có quy định nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ sau:
- Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
- Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
- Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
- Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
- Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
- Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Chủ đầu tư giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ gì?
Tại khoản 2 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 có quy định chủ đầu tư giám sát thi công xây dựng công trình có nghĩa vụ sau:
- Lựa chọn tư vấn giám sát có đủ điều kiện năng lực phù hợp với loại, cấp công trình xây dựng để ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình trong trường hợp không tự thực hiện giám sát thi công xây dựng;
- Thông báo cho các bên liên quan về quyền và nghĩa vụ của tư vấn giám sát;
- Xử lý kịp thời những đề xuất của người giám sát;
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình;
- Lưu trữ kết quả giám sát thi công xây dựng công trình;
- Bồi thường thiệt hại khi lựa chọn tư vấn giám sát không đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu khối lượng không đúng, sai thiết kế và các hành vi vi phạm khác gây thiệt hại do mình gây ra;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Công dân từ 18 đến 23 tuổi được ưu tiên miễn, giảm phí tên miền cấp 3 id.vn từ 25/12/2024?
- Định giá dịch vụ sử dụng đường bộ được quy định như thế nào?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay?
- Nguyên tắc quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng là gì?