Học phí Đại học Mở Hà Nội 2024 một năm là bao nhiêu? Phương thức tuyển sinh của Đại học Mở Hà Nội 2024?
Học phí Đại học Mở Hà Nội 2024 một năm là bao nhiêu?
Căn cứ Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Mở Hà Nội Tải về thì học phí năm học 2024-2025 và 2025-2026:
Trường Đại học Mở Hà Nội thu học phí theo quy định của Nhà nước đối với trường đại học công lập tự chủ toàn diện, cụ thể như sau:
(Đơn vị: đồng)
(Mức học phí các năm học tiếp theo dự kiến tăng tối đa 10%)
Học phí Đại học Mở Hà Nội 2024 một năm là bao nhiêu? Phương thức tuyển sinh của Đại học Mở Hà Nội 2024? (Hình từ Internet)
Phương thức tuyển sinh của Đại học Mở Hà Nội 2024?
Căn cứ Đề án tuyển sinh năm 2024 của Trường Đại học Mở Hà Nội Tải về thì phương thức tuyển sinh của Đại học Mở Hà Nội 2024 gồm:
(1) Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 – Mã phương thức 100
(2) Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập cấp THPT (học bạ) – Mã phương thức 200
(3) Phương thức xét tuyển thẳng – Mã phương thức 301
(4) Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức – Mã phương thức 402
(5) Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu vẽ – Mã phương thức 405
(6) Phương thức xét tuyển dựa trên kết quả học tập cấp THPT (học bạ) với điểm thi năng khiếu vẽ – Mã phương thức 406
(7) Phương thức khác (xét tuyển dự bị đại học) – Mã phương thức 500
Sinh viên thuộc đối tượng nào sẽ được miễn học phí năm 2024-2025?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng không phải đóng học phí như sau:
Điều 14. Đối tượng không phải đóng học phí
[...]
2. Người theo học các ngành chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục đại học. Các ngành chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng được miễn học phí như sau:
Điều 15. Đối tượng được miễn học phí
1. Các đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng nếu đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
[...]
3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng và người từ 16 tuổi đến 22 tuổi đang học phổ thông, giáo dục đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
[...]
10. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
[...]
12. Học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
13. Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
14. Học sinh, sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
15. Học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền.
16. Người học thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
17. Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp.
18. Người học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
19. Người học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Theo đó, sinh viên thuộc một trong các đối tượng sau sẽ được miễn học phí khi đi học năm 2024 - 2025:
- Theo học các ngành chuyên môn đặc thù;
- Học đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Sinh viên hệ cử tuyển;
- Là người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo;
- Học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước;
- Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người;
- Thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí;
- Học các trình độ trung cấp, cao đẳng, đối với các ngành, nghề khó tuyển sinh nhưng xã hội có nhu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất của 63 tỉnh thành cập nhật mới nhất?
- Cách viết Mẫu 2A, 2B: Phương hướng, biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Bài phát biểu của Hiệu trưởng ngày 20/11 hay nhất, phù hợp với mọi cấp học?
- Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
- Vịnh Hạ Long ở tỉnh nào? Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới vào năm nào?