Phở Hà Nội trở thành Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia từ ngày 9/8/2024?
Phở Hà Nội trở thành Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia từ ngày 9/8/2024?
Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định 2328/QĐ-BVHTTDL năm 2024 Tại đây về việc công bố Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Theo đó, tại Điều 1 Quyết định 2328/QĐ-BVHTTDL năm 2024 Tại đây có nêu cụ thể như sau:
Điều 1. Đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia:
Tri thức dân gian
PHỞ HÀ NỘI
Thành phố Hà Nội
Điều 2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục tại Điều 1 Quyết định này, trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình, thực hiện việc quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thành phố Hà Nội, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan tới di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh mục chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Như vậy, từ ngày 9/8/2024, Phở Hà Nội chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Phở Hà Nội trở thành Di sản Văn hoá phi vật thể quốc gia từ ngày 9/8/2024? (Hình từ Internet)
Các tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là gì?
Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định về tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia như sau:
Điều 5. Tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
1. Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
2. Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
3. Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
4. Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Như vậy, các tiêu chí lựa chọn di sản văn hóa phi vật thể để đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm có:
- Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương.
- Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ.
- Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài.
- Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.
Những hành vi nào được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể?
Căn cứ quy định Điều 4 Nghị định 98/2010/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Điều 4. Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa
1. Những hành vi làm sai lệch di tích:
a) Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch, tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích;
b) Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.
2. Những hành vi gây nguy cơ hủy hoại hoặc làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể:
a) Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
b) Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
c) Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.
3. Những trường hợp sau đây bị coi là đào bới trái phép địa điểm khảo cổ:
a) Tự ý đào bới, tìm kiếm di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia trong khu vực bảo vệ di tích và địa điểm thuộc quy hoạch khảo cổ như di chỉ cư trú, mộ táng, công xưởng chế tác công cụ, thành lũy và các địa điểm khảo cổ khác;
b) Tự ý tìm kiếm, trục vớt các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia còn chìm đắm dưới nước.
Như vậy, những hành vi được xem là gây nguy cơ hủy hoại di sản văn hóa phi vật thể được quy định sau đây:
- Phổ biến và thực hành sai lệch nội dung di sản văn hóa phi vật thể;
- Tùy tiện đưa những yếu tố mới không phù hợp làm giảm giá trị di sản văn hóa phi vật thể;
- Lợi dụng việc tuyên truyền, phổ biến, trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể để trục lợi và thực hiện các hành vi khác trái pháp luật.



Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột được xếp hạng là là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt vào năm nào?
- Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước quyết định những nội dung nào?
- Ngày 2 tháng 3 năm 2025 là thứ mấy? 2 tháng 3 năm 2025 là ngày mấy âm?
- Mùng 1 tháng 3 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội mùng 1 tháng 3 2025 âm lịch bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mua hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ rồi cho thuê lại có được xem là kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ?