Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản từ ngày 1/7/2025 là bao nhiêu?
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản từ ngày 1/7/2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
Điều 60. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản
[...]
3. Mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.
4. Không áp dụng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này trong trường hợp lao động nữ trở lại làm việc trước khi hết thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con quy định tại khoản 1 Điều 53 của Luật này.
5. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định việc tính, việc xác định điều kiện đối với từng trường hợp được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản.
Căn cứ theo Điều 7 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:
Điều 7. Mức tham chiếu
1. Mức tham chiếu là mức tiền do Chính phủ quyết định dùng để tính mức đóng, mức hưởng một số chế độ bảo hiểm xã hội quy định trong Luật này.
2. Mức tham chiếu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng, tăng trưởng kinh tế, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này
Căn cứ tại khoản 13 Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định
Điều 141. Quy định chuyển tiếp
[...]
13. Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật này bằng mức lương cơ sở. Tại thời điểm mức lương cơ sở bị bãi bỏ thì mức tham chiếu không thấp hơn mức lương cơ sở đó.
14. Văn bản ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và chế độ khác theo quy định của Luật số 58/2014/QH13 được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2026.
15. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 3. Mức lương cơ sở
[...]
2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
[...]
Theo quy định nêu trên, thì mức hưởng cho một ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản bằng 30% mức tham chiếu.
Theo đó, Khi chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bằng mức lương cơ sở.
Như vậy, mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản từ ngày 1/7/2025 là: 2.340.000x 30% = 702.000 đồng/ngày.
Mức hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe sau thai sản từ ngày 1/7/2025 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa là bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản như sau:
Điều 60. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
[...]
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) 05 ngày đối với trường hợp khác.
[...]
Như vậy, thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản tối đa là:
- 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
- 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
- 05 ngày đối với trường hợp khác.
Lưu ý: Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.
Trường hợp hai bên có ý kiến khác nhau thì người sử dụng lao động quyết định số ngày nghỉ trên cơ sở đề nghị của Ban Chấp hành công đoàn cơ sở, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định.
Người lao động tham gia loại hình bảo hiểm xã hội nào thì được hưởng chế độ thai sản?
Căn cứ theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội:
Điều 4. Loại hình, các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Trợ cấp hưu trí xã hội có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng;
b) Hỗ trợ chi phí mai táng;
c) Hưởng bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng.
2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Hưu trí;
d) Tử tuất;
đ) Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Trợ cấp thai sản;
b) Hưu trí;
c) Tử tuất;
d) Bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
4. Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Việc làm.
5. Bảo hiểm hưu trí bổ sung.
Theo quy định trên, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc bảo hiểm xã hội tự nguyện đều được hưởng chế độ thai sản.
Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ ngày 01/07/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chế độ thai sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?