Học lớp đào tạo nghề luật sư có cần bằng cử nhân luật không?
Học lớp đào tạo nghề luật sư có cần bằng cử nhân luật không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Điều 12. Đào tạo nghề luật sư
1. Người có Bằng cử nhân luật được tham dự khóa đào tạo nghề luật sư tại cơ sở đào tạo nghề luật sư.
2. Thời gian đào tạo nghề luật sư là mười hai tháng.
Người hoàn thành chương trình đào tạo nghề luật sư được cơ sở đào tạo nghề luật sư cấp Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư.
3. Chính phủ quy định về cơ sở đào tạo nghề luật sư.
4. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chương trình khung đào tạo nghề luật sư, việc công nhận đào tạo nghề luật sư ở nước ngoài.
Theo đó, người có nguyện vọng đăng ký học lớp đào tạo nghề luật sư thì bắt buộc phải có bằng cử nhân luật.
Học lớp đào tạo nghề luật sư có cần bằng cử nhân luật không? (Hình từ Internet)
Những ai được miễn tập sự hành nghề luật sư?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 16 Luật Luật sư 2006 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012 quy định như sau:
Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.
Như vậy, những người dưới đây sẽ thuộc diện được miễn tập sự hành nghề luật sư:
- Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp.
- Người đã là giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật.
- Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án.
- Người đã là kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát.
- Người đã là chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Tổ chức hành nghề luật sư nào nhận tập sự?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2021/TT-BTP quy định như sau:
Điều 4. Nhận tập sự hành nghề luật sư
1. Người muốn tập sự hành nghề luật sư lựa chọn và thỏa thuận với một tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự cử luật sư hướng dẫn và gửi Giấy xác nhận về việc nhận tập sự hành nghề luật sư cho người tập sự và Đoàn Luật sư ở địa phương nơi đặt trụ sở.
2. Trong trường hợp người muốn tập sự hành nghề luật sư không thỏa thuận được với tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự thì có thể đề nghị Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư giới thiệu tổ chức hành nghề luật sư để tập sự. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư có trách nhiệm phân công một luật sư thành viên của Đoàn là người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư nhận người đó vào tập sự. Người đứng đầu tổ chức hành nghề luật sư được phân công mà từ chối nhận tập sự khi không có lý do chính đáng thì bị xem xét, xử lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 của Thông tư này.
3. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự bao gồm:
a) Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật;
b) Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Theo quy định trên, các tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự đó là:
- Văn phòng luật sư, công ty luật.
- Chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.
- Chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam.
- Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.
Nội dung tập sự hành nghề luật sư có những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 10/2021/TT-BTP, nội dung tập sự hành nghề luật sư có những nội dung sau đây:
- Pháp luật về luật sư và hành nghề luật sư, Bộ Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
- Kỹ năng nghiên cứu, thu thập tài liệu và đề xuất hướng giải quyết hồ sơ vụ việc.
- Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc là người bảo vệ quyền lợi của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
- Kỹ năng tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính, việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ, việc khác theo quy định của pháp luật.
- Kỹ năng tư vấn pháp luật.
- Kỹ năng đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.
- Kỹ năng thực hiện dịch vụ pháp lý khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?