Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương cơ sở TPHCM năm 2024 cao nhất 28,5 điểm mới nhất?
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương cơ sở TPHCM năm 2024 cao nhất 28,5 điểm mới nhất?
Ngày 17/8/2024, Trường Đại Học Ngoại thương công bố điểm trúng tuyển và hướng dẫn thủ tục nhập học đợt 1 năm 2024
Năm 2024, Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở 2-TP. Hồ Chí Minh tuyển 950 chỉ tiêu theo các phương thức: xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT; xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024; xét tuyển dựa trên kết quả các kỳ thi ĐGNL do ĐHQG Hà Nội và ĐHQG TP.HCM tổ chức trong năm 2024;...
Dưới đây là điểm chuẩn Đại học Ngoại thương năm 2024 như sau:
Điểm chuẩn Đại học Ngoại thương cơ sở TPHCM năm 2024 mới nhất? (Hình từ Internet)
Đăng ký học 2 ngành cùng 1 trường đại học được không?
Căn cứ theo Điều 18 Quy chế đào tạo trình độ đại học được ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định về học cùng lúc hai chương trình quy định như sau:
Điều 18. Học cùng lúc hai chương trình
1. Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, sinh viên có thể đăng ký học thêm các học phần của một chương trình khác, ngành khác khi điều kiện của cơ sở đào tạo cho phép, nhưng chỉ được hưởng các quyền lợi chính thức và được xem xét công nhận tốt nghiệp chương trình thứ hai khi đã đăng ký thành công học chương trình thứ hai theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất. Tại thời điểm đăng ký, sinh viên phải đáp ứng 01 trong 02 điều kiện sau và các điều kiện khác của cơ sở đào tạo:
a) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
b) Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
3. Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình, nếu điểm trung bình tích luỹ của chương trình thứ nhất đạt dưới điểm trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo; sinh viên sẽ bị loại khỏi danh sách đã đăng ký học chương trình thứ hai.
[...]
Theo đó, sinh viên vẫn được đăng ký học 2 ngành cùng 1 trường Đại học nếu đáp ứng yêu cầu như sau:
- Trường Đại học sinh viên học có phương thức đào tạo theo tín chỉ của một chương trình khác, ngành khác.
- Sinh viên được đăng ký học chương trình thứ hai sớm nhất khi đã được xếp trình độ năm thứ hai của chương trình thứ nhất.
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại khá trở lên và đáp ứng ngưỡng bảo đảm chất lượng của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh;
- Học lực tính theo điểm trung bình tích lũy xếp loại trung bình và đáp ứng điều kiện trúng tuyển của chương trình thứ hai trong năm tuyển sinh.
Lưu ý: Trong quá trình sinh viên học cùng lúc hai chương trình mà điểm tích lũy của chương trình thứ nhất dưới trung bình hoặc thuộc diện cảnh báo kết quả học tập thì phải dừng học chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
Như vậy, sinh viên vẫn được đăng ký học 2 ngành cùng 1 trường Đại học nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên.
Kế hoạch xét tuyển đại học do cơ quan nào lập?
Căn cứ tại Điều 16 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định về xây dựng kế hoạch xét tuyển như sau:
Điều 16. Xây dựng kế hoạch xét tuyển
1. Bộ GDĐT ban hành kế hoạch chung cho công tác xét tuyển đợt 1 đào tạo chính quy để các cơ sở đào tạo phối hợp triển khai các quy trình:
a) Đăng ký xét tuyển trên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GDĐT (gọi tắt là hệ thống trong phạm vi Chương này) và trên Cổng dịch vụ công quốc gia;
b) Tổ chức xét tuyển tại cơ sở đào tạo theo các phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT hoặc kết quả học tập cấp THPT hoặc kết quả thi, đánh giá thí sinh;
c) Xử lý nguyện vọng trên hệ thống (theo chu trình lặp kết hợp với quy trình xét tuyển tại cơ sở đào tạo);
d) Xác nhận nhập học trên hệ thống và nhập học tại cơ sở đào tạo.
2. Căn cứ kế hoạch chung, cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch xét tuyển thẳng, kế hoạch xét tuyển sớm đối với một số phương thức tuyển sinh riêng và kế hoạch xét tuyển các đợt bổ sung (nếu có).
Như vậy, kế hoạch chung về xét tuyển đại học đợt 1 sẽ do Bộ GDĐT lập để các cơ sở đào tạo phối hợp triển khai các quy trình thực hiện xét tuyển. Mặt khác, căn cứ vào kế hoạch chung, cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch xét tuyển thẳng, kế hoạch xét tuyển sớm đối với một số phương thức tuyển sinh riêng và kế hoạch xét tuyển các đợt bổ sung tiếp theo (nếu có).
Xem thêm: Tổng hợp các link tra cứu kết quả trúng tuyển đại học năm 2024 nhanh, chính xác?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch thi IOE cấp trường năm 2024? Học sinh cấp 2 thực hiện quyền và nhiệm vụ gì?
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?