Điểm chuẩn Đại học Duy Tân Đà Nẵng 2024 là bao nhiêu?

Điểm chuẩn Đại học Duy Tân Đà Nẵng 2024 là bao nhiêu? Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và giáo dục đại học công lập như thế nào?

Điểm chuẩn Đại học Duy Tân Đà Nẵng 2024 là bao nhiêu?

Ngày 17/8/2024, Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng đã công bố điểm chuẩn đại học 2024.

Dưới đây là điểm chuẩn đại học Trường Đại học Duy Tân Đà Nẵng 2024 như sau:

Điểm chuẩn Đại học Duy Tân Đà Nẵng 2024 là bao nhiêu?

Điểm chuẩn Đại học Duy Tân Đà Nẵng 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và giáo dục đại học công lập như thế nào?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định nguyên tắc xác định học phí đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập và giáo dục đại học công lập như sau:

(1) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản khác có liên quan.

(2) Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 81/2021/NĐ-CP.

- Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.

Lưu ý: Các quy định này áp dụng đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.

Những thông tin các khoản thu chi tài chính nào của cơ sở giáo dục đại học phải được công khai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT, các thông tin các khoản thu chi tài chính của cơ sở giáo dục đại học phải được công khai gồm có:

- Tình hình tài chính của cơ sở giáo dục trong năm tài chính trước liền kề thời điểm báo cáo theo quy định pháp luật, trong đó có cơ cấu các khoản thu, chi hoạt động như sau:

+ Các khoản thu phân theo: Nguồn kinh phí (ngân sách nhà nước, hỗ trợ của nhà đầu tư; học phí, lệ phí và các khoản thu khác từ người học; kinh phí tài trợ và hợp đồng với bên ngoài; nguồn thu khác) và loại hoạt động (giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; hoạt động khác).

+ Các khoản chi phân theo:

++ Chi tiền lương và thu nhập (lương, phụ cấp, lương tăng thêm và các khoản chi khác có tính chất như lương cho giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên,...).

++ Chi cơ sở vật chất và dịch vụ (chi mua sắm, duy tu sửa chữa, bảo dưỡng và vận hành cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuê mướn các dịch vụ phục vụ trực tiếp cho hoạt động giáo dục, đào tạo, nghiên cứu, phát triển đội ngũ,...).

++ Chi hỗ trợ người học (học bổng, trợ cấp, hỗ trợ sinh hoạt, hoạt động phong trào, thi đua, khen thưởng,...).

++ Các khoản chi khác.

- Các khoản thu và mức thu đối với người học, bao gồm:

++ Học phí, lệ phí, tất cả các khoản thu.

++ Mức thu ngoài học phí, lệ phí (nếu có) trong năm học.

++ Dự kiến cho từng năm học tiếp theo của cấp học hoặc khóa học của cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh, dự tuyển.

- Chính sách và kết quả thực hiện chính sách hằng năm về trợ cấp và miễn, giảm học phí, học bổng đối với người học.

- Số dư các quỹ theo quy định, kể cả quỹ đặc thù (nếu có).

- Các nội dung công khai tài chính khác thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, ngân sách, kế toán, kiểm toán, dân chủ cơ sở.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Tạ Thị Thanh Thảo
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào