Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017?
Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017?
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11392 : 2017 “Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa” do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Tiêu chuẩn TCVN 11392 : 2017 quy định các yêu cầu trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa.
Căn cứ theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017 quy định nội dung công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường thủy nội địa như sau:
(1) Nội dung công tác kiểm tra đường thủy nội địa
- Công tác kiểm tra tuyến
+ Kiểm tra tuyến thường xuyên;
+ Kiểm tra tuyến định kỳ;
+ Kiểm tra tuyến đột xuất.
- Công tác đo dò sơ khảo bãi cạn
(2) Nội dung công tác bảo dưỡng đường thủy nội địa
- Công tác bảo dưỡng báo hiệu
+ Thả phao;
+ Trục phao;
+ Điều chỉnh phao;
+ Chống bồi rùa;
+ Điều chỉnh cột báo hiệu;
+ Dịch chuyển báo hiệu.
- Công tác bảo dưỡng, sơn báo hiệu bằng kết cấu thép
- Công tác duy trì báo hiệu ban đêm
+ Thay nguồn điện;
+ Nạp nguồn điện;
+ Thay đèn;
+ Thay bóng đèn;
+ Kiểm tra vệ sinh đèn năng lượng mặt trời.
- Nội dung công tác khác
+ Trực đảm bảo giao thông;
+ Đọc mực nước;
+ Đếm lưu lượng vận tải;
+ Trực phòng, chống thiên tai;
+ Trực tầu công tác;
+ Quan hệ với địa phương;
+ Phát quang quanh báo hiệu.
Bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định thế nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017? (Hình từ Internet)
Nội dung chính của công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường thủy nội địa bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017 quy định công tác kiểm tra, bảo dưỡng đường thủy nội địa như sau:
(1) Công tác kiểm tra tuyến
(2) Công tác đo dò, sơ khảo bãi cạn
(3) Công tác bảo dưỡng báo hiệu
- Thả phao
- Trục phao
- Điều chỉnh phao
- Chống bồi rùa
- Điều chỉnh báo hiệu trên bờ
- Dịch chuyển báo hiệu trên bờ
(4) Bảo dưỡng và sơn báo hiệu bằng kết cấu thép
- Bảo dưỡng phao thép
- Sơn màu phao theo định kỳ
- Bảo dưỡng báo hiệu thép trên bờ
- Sơn màu báo hiệu trên bờ theo định kỳ
(5) Công tác duy trì báo hiệu ban đêm
- Thay nguồn điện (ắc quy hoặc pin)
- Nạp nguồn điện
- Thay đèn báo hiệu
- Thay bóng đèn trên báo hiệu
- Vệ sinh đèn, bảng năng lượng mặt trời
(6) Các công tác khác
- Trực đảm bảo giao thông
- Đọc mực nước
- Đếm lưu lượng vận tải
- Trực phòng, chống thiên tai
- Trực tàu công tác
- Quan hệ với địa phương
- Phát quang quanh báo hiệu
Kiểm tra trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Tiểu mục 7.2 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11392 : 2017 quy định kiểm tra trong công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa như sau:
(1) Kiểm tra thường xuyên
- Lập hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu, chính sách đảm bảo chất lượng theo phương án kỹ thuật bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;
- Tổ chức kiểm tra thường xuyên tuyến theo phương án kỹ thuật, phương án báo hiệu, định mức, định ngạch quy định và điều kiện thực tế:
+ Kiểm tra diễn biến luồng theo cấp kỹ thuật đã công bố B, h, R, T;
+ Kiểm tra báo hiệu trên tuyến theo phương án báo hiệu; báo hiệu bố trí phù hợp với diễn biến của luồng tàu chạy, đầy đủ các tình huống trên tuyến, bố trí báo hiệu đúng kỹ thuật, đảm bảo tầm nhìn, không nghiêng đổ, màu sắc sáng rõ, ánh sáng đèn tín hiệu bảo đảm theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về báo hiệu ĐTNĐ Việt Nam;
+ Kiểm tra về bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên tuyến: sự cố trên tuyến; biện pháp đảm bảo ATGT, khắc phục sự cố; lập hồ sơ quản lý và lưu trữ hồ sơ;
+ Kiểm tra những công trình mới phát sinh trong phạm vi bảo vệ luồng (cảng, bến thủy nội địa, cầu, cống, đường dây điện, đường ống, kè, đập...); phát hiện những thay đổi của bãi cạn, vật chướng ngại; hư hỏng đột xuất các công trình phụ trợ có thể gây mất an toàn giao thông trên tuyến;
+ Kết hợp làm các công việc nghiệp vụ bảo dưỡng thường xuyên tại hiện trường.
- Khi phát hiện những thay đổi trong phạm vi bảo vệ luồng có thể gây mất an toàn giao thông cần có ngay một số biện pháp:
+ Có giải pháp khắc phục tại chỗ;
+ Có biện pháp đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến luồng;
+ Lập báo cáo và đề xuất phương án giải quyết.
- Kiểm tra nội vụ, chế độ thông tin, báo cáo: thông báo luồng lạch kịp thời, sát với diễn biến luồng; hệ thống sổ nghiệp vụ; chế độ báo cáo thường xuyên và đột xuất; phương tiện luôn trong trạng thái sẵn sàng hoạt động tốt;
- Kiểm tra thường xuyên không quy định lập biên bản; sau khi kiểm tra ghi chép vào hệ thống sổ nghiệp vụ;
- Tổng hợp, lập báo cáo những tình huống phát sinh trong phạm vi bảo vệ luồng; diễn biến thay đổi bãi cạn, vật chướng ngại và các hư hỏng báo hiệu, công trình phụ trợ.
(2) Kiểm tra định kỳ
- Định kỳ tiến hành kiểm tra công tác nội nghiệp, tuyến luồng và công tác hiện trường thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo phương án kỹ thuật, phương án báo hiệu được duyệt.
- Kiểm tra công tác nội nghiệp:
+ Kiểm tra công tác nghiệp vụ tại đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên về thực hiện chế độ thông tin báo cáo, phương tiện, thiết bị;
+ Kiểm tra các hồ sơ, sổ nghiệp vụ, bảng biểu (nhật ký kiểm tra tuyến, nhật ký phương tiện, ...) của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên;
+ Kiểm tra kế hoạch triển khai công tác bảo dưỡng thường xuyên kỳ kế tiếp của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên.
- Kiểm tra tuyến luồng và công tác hiện trường thực hiện như nội dung của tiêu chuẩn này, ngoài ra:
+ Kiểm tra việc thực hiện khối lượng công tác bảo dưỡng thường xuyên đường thủy nội địa hoàn thành trong kỳ theo phương án kỹ thuật;
+ Kiểm tra những thay đổi trong phạm vi bảo vệ luồng có thể gây mất an toàn giao thông theo báo cáo của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên;
+ Kiểm tra việc bảo đảm giao thông trên luồng, tuyến.
- Sau kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra thực hiện bảo dưỡng thường xuyên trong kỳ của đơn vị thực hiện bảo dưỡng thường xuyên theo mẫu tại Phụ lục A.
(3) Kiểm tra đột xuất
- Tiến hành sau khi có sự cố bất thường về thiên tai, khan cạn, tai nạn giao thông, ... hoặc kiểm tra khối lượng, chất lượng của công tác bảo dưỡng thường xuyên ĐTNĐ;
- Sau kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra hiện trường theo mẫu tại Phụ lục B.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Những lưu ý khi treo cờ ngày Tết Âm lịch 2025 mà người dân cần biết?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?